Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2018

Smartphone Trung Quốc tự động nhắn tin trộm tiền thuê bao di động

Nhiều chiếc điện thoại Trung Quốc có backdoor gắn sẵn trong firmware. Những thiết bị này tự động gửi tin nhắn và gọi về các tổng đài dịch vụ VAS bên Trung Quốc. Điện thoại nhái có backdoor, âm thầm trừ tiền tài khoản Mới đây, thành viên TigerPuma của Diễn đàn Trà đá Hacking vừa chia sẻ một phát hiện thú vị về những chiếc điện thoại nhái có xuất xứ Trung Quốc. Theo đó, dù mỗi chiếc điện thoại nhái chỉ có giá vài triệu đồng, người dùng đang âm thầm trả góp mỗi tháng hàng trăm nghìn đồng nhưng chẳng hề hay biết. Theo TigerPuma, điều này là bởi rất nhiều những chiếc điện thoại nhái được gắn backdoor. Backdoor thường là một đoạn mã nằm trong phần mềm, hoặc một phần mềm nằm trong một phần cứng cho phép truy cập từ xa để lấy thông tin, hỗ trợ, phân tích hoặc dùng cho các mục đích khác. Backdoor thường không được ghi chú hay thông báo cho người dùng, vậy nên người dùng không hề biết đến sự tồn tại của nó cho đến khi backdoor bị phát hiện. Những chiếc điện thoại nhái đến từ Trung Quốc tiềm ẩn

Lý thuyết Cảm biến tiệm cận

Tại sao nên chọn Cảm biến Tiệm cận? Một Cảm biến tiệm cận (còn được gọi là “ Công tắc tiệm cận ” hoặc đơn giản là “ PROX” ) phản ứng khi có vật ở gần cảm biến. Trong hầu hết các trường hợp, khoảng cách này chỉ là vài mm. Cảm biến tiệm cận thường phát hiện vị trí cuối của chi tiết máy và tín hiệu đầu ra của cảm biến khởi độn g mộ t chức năng khác của máy. Các lợi ích chính của cảm biến tiệm cận công nghiệp là: Vận hành đáng tin cậy ngay cả trong môi trường khắc nghiệt (ví dụ: môi trường ngoài trời hoặc môi trường dầu mỡ) Vận hành/cài đặt đơn giản và dễ dàng Mức giá hấp dẫn (ví dụ: rẻ hơn Cảm biến quang điện) Ngày nay, cảm biến tiệm cận có mặt trong nhiều loại hình công nghiệp và ứng dụng. Một số ví dụ: Công nghiệp chế tạo ô tô Công nghiệp máy công cụ Công nghiệp chế biến thực phẩm Xe đa dụng (ví dụ: xe tải, máy nông nghiệp) Máy rửa xe Các loại Cảm biến Tiệm cận Có 2 loại cảm biến tiệm cận công nghiệp chính là: Cảm biến tiệm cận cảm ứng phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện t

Chế độ hoạt động của cảm biến quang

Cảm biến Quang điện (Photoelectric Sensor, PES) nói một cách nôm na, thực chất chúng là do các linh kiện quang điện tạo thành. Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến quang, chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot (Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào.  Giới thiệu chung Trong chương này chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu 4 chế độ hoạt động cơ bản của cảm biến quang: Chế độ thu phát Chế độ phản xạ (gương) Chế độ phản xạ khuếch tán Chế độ chống ảnh hưởng của nền Ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 4 chế độ này: các ưu việt, nhược điểm cũng như một số ví dụ ứng dụng. Thu phát Cảm biến dạng thu phát có bộ phát và thu sáng tách riêng. Bộ phát truyền ánh sáng đi và bộ thu nhận ánh sáng. Nếu có vật thể chắn nguồn sáng giữa hai phần này thì sẽ có tín hiệu ra của cảm biến. Ưu điểm: Khoảng cách phát hiện xa (ví dụ E3Z-T82 được tới 30m), phát hiện tốt trong môi trường nhiều bụi. Khả năng xác định vị trí chín

Mạch điện đổi nối sao tam giác dùng rơle thời gian

Mạch điện đổi nối sao tam giác dùng rơle thời gian. Khởi động sao/ tam giác là một trong các biện pháp khởi động của động cơ không đồng bộ có công suất trung bình. Chỉ áp dụng được với động cơ hoạt động với sơ đồ tam giác. khởi động sao tam giác chỉ thỏa mãn khi diện áp làm việc của động cơ phù hợp với lưới điện. Khi khởi động, động cơ được nối sao, lúc này điện áp trên mỗi cuộn dây chỉ là U pha .Sau một khoảng thời gian thì chuyển sang đấu tam giác.lúc này U dây = U pha. Nhấp vào ảnh nếu bạn muốn xem rõ hơn.

Các ký hiệu linh kiện và các linh kiện cơ bản trong ngành điện

Trong một mạch điện luôn gồm có 3 thành phần: (1) Nguồn điện năng,  (2) Khóa điện đóng mở mạch và (3) là các dạng tải.    Dòng điện thực, hay dòng điện vật lý .   Cái thực thể quan trọng nhất trong tất cả các loại mạch điện, chính là dòng chảy của các hạt điện, hay là dòng điện tử. Một mạch điện đang "sống" là trong mạch đang có dòng chảy trong mạch. Trong hầu hết các loại mạch điện, dòng điện chính là sự chảy của các hạt điện tử, vì điện tử mang điện tích âm, nên khi chảy nó bị hút về cực dương của nguồn.  Dòng điện quy ước .   Do lúc phát hiện ra dòng điện, người ta chưa biết thật sự là cái gì đang chảy, và cũng do quan niệm là cực dương của pin là ở mức volt cao hơn mức volt âm và cho đồng dạng dòng điện với nước chảy từ cao xuống thấp, nên lúc đó người ta cho là dòng điện cũng chảy từ cực dương về cực âm. Sau này khi biết dòng điện chảy trong mạch chính là dòng electron, người ta gọi dòng điện chảy từ cực dương về cực âm là dòng điện quy ước. Và gọi dòng electron là dòng