Căng thẳng ngoài Biển Đông không ngừng gia tăng, các nước láng giềng trong khu vực đều ở trong trạng thái nguy hiểm. Nếu Trung – Việt phát sinh xung đột, tuyến đường thương mại tại Biển Đông theo đó cũng bị gián đoạn, kéo theo nền kinh tế khu vực ASEAN thậm chí là thế giới cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Theo phương tiện truyền thông Singapore, tuyến đường hàng hải trên Biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất trên thế giới và có nguy cơ trở thành một chiến trường trên thế giới. Cùng với vấn đề chủ quyền ngày càng kịch liệt ngoài Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tuyến đường hàng hải khu vực này chắc chắn cũng bị ảnh hưởng, đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích thuộc công ty tư vấn vận tải biển Drewry Shipping Consultants ở Singapore – Krishna cho biết, Trung Quốc – Việt Nam nếu phát sinh xung đột, nền kinh tế Trung Quốc tất nhiên sẽ phải gánh chịu tổn thất nặng nề nhất, do đó đây không phải là phương sách cuối cùng của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không đưa ra hành động nguy hiểm như vậy.
Dòng chảy thương mại dầu thô tại Biển Đông năm 2011 cho thấy quy mô và tầm quan trọng của tuyến hàng hải biển Đông, nếu có xung đột, Trung Quốc sẽ là nước chịu thiệt hại nhiều nhất
Krishna nói: “Nếu (tuyến đường hàng hải) gặp phải một sự trở ngại hoặc can thiệp nào đó, thì đều không có lợi cho Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc hoặc Đài Loan… nhưng tôi không lo lắng về vấn đề này. Tôi cho rằng tình huống như vậy sẽ không xảy ra”.
Krishna cho rằng, tuyến đường hàng hải tại Biển Đông đại đa số đều cập bến Trung Quốc hoặc bắt nguồn từ Trung Quốc, nếu xung đột xảy ra, sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến đường thương mại, và trong tất cả các quốc gia các tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này, thì Trung Quốc là nước sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất.
Ông Shivaji Das, Phó Chủ tịch công ty tư vấn Frost and Sullivan, có trụ sở tại Singapore cho biết, nhìn từ lịch sử thế giới cận đại, mối đe dọa của tự do hàng hải đa phần đến từ các hoạt động cướp biển, và chiến tranh sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến đường thương mại tại Biển Đông, mà ông lại cho rằng “tình huống như vậy sẽ không xảy ra vì đối với mỗi quốc gia, tuyến đường thương mại biển là rất quan trọng”.
Ông nói: “Mỗi quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế riêng, nhưng họ vẫn cho phép các tàu tự do qua lại. Tự do hàng hải sẽ không bị ảnh hưởng trừ khi khu vực phát sinh xung đột”.
Các phần tử vũ trang miền Bắc Iraq gần đây tăng cường tiếp cận Thủ đô Baghdad, khiến cho giá dầu toàn cầu tăng cao. Biển Đông được cho là con đường vận chuyển dầu khí chủ yếu, mặc dù tình hình lãnh thổ tăng cao, nhưng vẫn chưa đủ làm ảnh hưởng đến giá dầu thế giới.
Nguồn: Nguyentandung.org
Theo phương tiện truyền thông Singapore, tuyến đường hàng hải trên Biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất trên thế giới và có nguy cơ trở thành một chiến trường trên thế giới. Cùng với vấn đề chủ quyền ngày càng kịch liệt ngoài Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tuyến đường hàng hải khu vực này chắc chắn cũng bị ảnh hưởng, đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích thuộc công ty tư vấn vận tải biển Drewry Shipping Consultants ở Singapore – Krishna cho biết, Trung Quốc – Việt Nam nếu phát sinh xung đột, nền kinh tế Trung Quốc tất nhiên sẽ phải gánh chịu tổn thất nặng nề nhất, do đó đây không phải là phương sách cuối cùng của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không đưa ra hành động nguy hiểm như vậy.
Dòng chảy thương mại dầu thô tại Biển Đông năm 2011 cho thấy quy mô và tầm quan trọng của tuyến hàng hải biển Đông, nếu có xung đột, Trung Quốc sẽ là nước chịu thiệt hại nhiều nhất
Krishna nói: “Nếu (tuyến đường hàng hải) gặp phải một sự trở ngại hoặc can thiệp nào đó, thì đều không có lợi cho Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc hoặc Đài Loan… nhưng tôi không lo lắng về vấn đề này. Tôi cho rằng tình huống như vậy sẽ không xảy ra”.
Krishna cho rằng, tuyến đường hàng hải tại Biển Đông đại đa số đều cập bến Trung Quốc hoặc bắt nguồn từ Trung Quốc, nếu xung đột xảy ra, sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến đường thương mại, và trong tất cả các quốc gia các tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này, thì Trung Quốc là nước sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất.
Ông Shivaji Das, Phó Chủ tịch công ty tư vấn Frost and Sullivan, có trụ sở tại Singapore cho biết, nhìn từ lịch sử thế giới cận đại, mối đe dọa của tự do hàng hải đa phần đến từ các hoạt động cướp biển, và chiến tranh sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến đường thương mại tại Biển Đông, mà ông lại cho rằng “tình huống như vậy sẽ không xảy ra vì đối với mỗi quốc gia, tuyến đường thương mại biển là rất quan trọng”.
Ông nói: “Mỗi quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế riêng, nhưng họ vẫn cho phép các tàu tự do qua lại. Tự do hàng hải sẽ không bị ảnh hưởng trừ khi khu vực phát sinh xung đột”.
Các phần tử vũ trang miền Bắc Iraq gần đây tăng cường tiếp cận Thủ đô Baghdad, khiến cho giá dầu toàn cầu tăng cao. Biển Đông được cho là con đường vận chuyển dầu khí chủ yếu, mặc dù tình hình lãnh thổ tăng cao, nhưng vẫn chưa đủ làm ảnh hưởng đến giá dầu thế giới.
Nguồn: Nguyentandung.org
Nhận xét
Đăng nhận xét