Hiện nay, giới quan sát cho rằng, yếu tố Trung Quốc đã thúc đẩy hình thành một “liên minh chiến lược” tứ cường Nhật- Úc- Ấn- Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Các máy bay chiến đấu FA-18 Hornet trên tàu sân bay USS George Washington
Họp an ninh 2+2 Nhật Bản-Úc tại Tokyo ngày 12/6, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố ủng hộ Nhật Bản cải tổ Hiến pháp, cho phép Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ với các nước đồng minh. Úc nêu rõ, tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông phải được giải quyết bằng con đường đối thoại và các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Úc cho rằng, việc Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ sẽ có lợi cho cả hai nước và điều đó sẽ giúp Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc bảo đảm an ninh và hòa bình cho khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston nhấn mạnh, vấn đề biển Đông “cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
Úc ngày càng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ trong bối cảnh Trung Quốc hung hăng khẳng định chủ quyền tại biển Đông và Hoa Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tích cực vận động cho việc sửa đổi hiến pháp, mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội, cho phép Nhật Bản xuất khẩu vũ khí và hợp tác quân sự với các nước đồng minh. Nhật Bản đang từng bước xây dựng một liên minh quân sự rộng lớn bên trong lẫn bên ngoài hiệp ước song phương Mỹ-Nhật. Nhật và Úc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, với dự án trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự.
Thủ tướng Úc Tony Abbott ủng hộ chính sách “phòng vệ tập thể của Nhật Bản”. Tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi dự kiến thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Tokyo và tuyên bố sẽ “đối đầu” với Trung Quốc khi cần thiết. Tại Diễn đàn An ninh Shangri-La vừa qua ở Singapore, Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản sẵn sàng trợ giúp các nước Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo, gián tiếp lên án Trung Quốc đôi xử với các láng giềng theo kiểu “lấy thịt đè người” mà chính Nhật Bản cũng là nạn nhân.
Giữa thập niên 2000, ý tưởng xây dựng một vành đai an ninh bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã được ba vị thủ tướng khi đó là Junichiro Koizumi của Nhật Bản, John Howard của Úc và Atal Vajpayee của Ấn Độ phác thảo và được Tổng thống Mỹ George W.Bush ủng hộ.
Hiện nay, giới quan sát cho rằng, yếu tố Trung Quốc đã thúc đẩy hình thành một “liên minh chiến lược” tứ cường Nhật-Úc-Ấn-Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ không để Trung Quốc khuấy đảo biển Đông
Nhà chiến lược người Mỹ Ernest Bower, chuyên gia phân tích về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, cho rằng Trung Quốc đã sai lầm khi nhận định Mỹ sẽ không mạnh tay can thiệp để bảo vệ Việt Nam, trang tin Want China Times của Đài Loan đưa tin ngày 13/6.
Ông Bower chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc kể từ khi nước này ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam. “Rõ ràng, sự hung hăng gần đây của Trung Quốc đã gây nên sự lo ngại tại các nước láng giềng”, ông Bower nói trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Đức Deutsche Welle. Tiếp đó, ông phát biểu trên tờ Washington Times (Mỹ): “Bắc Kinh nghĩ rằng Washington lúng túng và không có gan thực hiện một cuộc can thiệp nghiêm trọng, cho nên Trung Quốc mới có động thái địa chính trị là hạ đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa của Việt Nam”.
Trong khi Mỹ lên án những hành động Trung Quốc ở biển Đông là “khiêu khích”, nhiều nhà phân tích chính trị nói rằng, không có lý do gì Mỹ lâm vào một cuộc chiến với Trung Quốc vì Việt Nam, do đây là xung đột song phương. Tuy nhiên, chiến lược gia Bower cho rằng, Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Việt Nam tùy thuộc hoàn cảnh; Trung Quốc không nên nhận định sai tình hình. Theo ông, sẽ là sai lầm khi cho rằng Mỹ sẽ không hành động quân sự để cho Trung Quốc mặc sức muốn làm gì thì làm với Việt Nam.
Các máy bay chiến đấu FA-18 Hornet trên tàu sân bay USS George Washington
Họp an ninh 2+2 Nhật Bản-Úc tại Tokyo ngày 12/6, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố ủng hộ Nhật Bản cải tổ Hiến pháp, cho phép Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ với các nước đồng minh. Úc nêu rõ, tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông phải được giải quyết bằng con đường đối thoại và các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Úc cho rằng, việc Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ sẽ có lợi cho cả hai nước và điều đó sẽ giúp Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc bảo đảm an ninh và hòa bình cho khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston nhấn mạnh, vấn đề biển Đông “cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
Úc ngày càng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ trong bối cảnh Trung Quốc hung hăng khẳng định chủ quyền tại biển Đông và Hoa Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tích cực vận động cho việc sửa đổi hiến pháp, mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội, cho phép Nhật Bản xuất khẩu vũ khí và hợp tác quân sự với các nước đồng minh. Nhật Bản đang từng bước xây dựng một liên minh quân sự rộng lớn bên trong lẫn bên ngoài hiệp ước song phương Mỹ-Nhật. Nhật và Úc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, với dự án trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự.
Thủ tướng Úc Tony Abbott ủng hộ chính sách “phòng vệ tập thể của Nhật Bản”. Tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi dự kiến thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Tokyo và tuyên bố sẽ “đối đầu” với Trung Quốc khi cần thiết. Tại Diễn đàn An ninh Shangri-La vừa qua ở Singapore, Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản sẵn sàng trợ giúp các nước Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo, gián tiếp lên án Trung Quốc đôi xử với các láng giềng theo kiểu “lấy thịt đè người” mà chính Nhật Bản cũng là nạn nhân.
Giữa thập niên 2000, ý tưởng xây dựng một vành đai an ninh bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã được ba vị thủ tướng khi đó là Junichiro Koizumi của Nhật Bản, John Howard của Úc và Atal Vajpayee của Ấn Độ phác thảo và được Tổng thống Mỹ George W.Bush ủng hộ.
Hiện nay, giới quan sát cho rằng, yếu tố Trung Quốc đã thúc đẩy hình thành một “liên minh chiến lược” tứ cường Nhật-Úc-Ấn-Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ không để Trung Quốc khuấy đảo biển Đông
Nhà chiến lược người Mỹ Ernest Bower, chuyên gia phân tích về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, cho rằng Trung Quốc đã sai lầm khi nhận định Mỹ sẽ không mạnh tay can thiệp để bảo vệ Việt Nam, trang tin Want China Times của Đài Loan đưa tin ngày 13/6.
Ông Bower chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc kể từ khi nước này ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam. “Rõ ràng, sự hung hăng gần đây của Trung Quốc đã gây nên sự lo ngại tại các nước láng giềng”, ông Bower nói trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Đức Deutsche Welle. Tiếp đó, ông phát biểu trên tờ Washington Times (Mỹ): “Bắc Kinh nghĩ rằng Washington lúng túng và không có gan thực hiện một cuộc can thiệp nghiêm trọng, cho nên Trung Quốc mới có động thái địa chính trị là hạ đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa của Việt Nam”.
Trong khi Mỹ lên án những hành động Trung Quốc ở biển Đông là “khiêu khích”, nhiều nhà phân tích chính trị nói rằng, không có lý do gì Mỹ lâm vào một cuộc chiến với Trung Quốc vì Việt Nam, do đây là xung đột song phương. Tuy nhiên, chiến lược gia Bower cho rằng, Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Việt Nam tùy thuộc hoàn cảnh; Trung Quốc không nên nhận định sai tình hình. Theo ông, sẽ là sai lầm khi cho rằng Mỹ sẽ không hành động quân sự để cho Trung Quốc mặc sức muốn làm gì thì làm với Việt Nam.
Cherry Radio
Nhận xét
Đăng nhận xét