Nhìn từ đảo Cô Lin sang Gạc Ma có thể thấy những bãi cát trắng xóa, các cần cẩu và tàu chiến Trung Quốc túc trực xung quanh đảo.
Ngày 14/6, trao đổi với Đất Việt, ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, tháng 5 vừa qua ông có chuyến đi ra quần đảo Trường Sa cùng đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa, ông đã thấy công trường của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma.
Theo đó, khi ông đứng trên đảo Cô Lin (cách đảo Gạc Ma 7-8 km) cầm ống nhòm nhìn sang đảo Gạc Ma thì thấy những bãi cát trắng xóa, có 3-4 xà lan đậu quanh, trên xà lan có các cần cẩu đang hoạt động. Ngoài ra có 2 tàu hộ vệ tên lửa gần đó, 1 tàu vận tải có lẽ để tiếp tế lương thực.
'Các chiến sĩ ở Cô Lin cũng cho biết, Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép, mở rộng diện tích bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cách đây 3-4 tháng. Việt Nam cũng đã có phản ứng đối với Trung Quốc', ông Bản nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), Ủy viên Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam thông tin ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá ở Trường Sa báo về, Trung Quốc sử dụng các tàu sắt cũ, bơm đầy bê tông vào dựng thành đảo nhân tạo quanh đảo đá Gạc Ma.
Ông Chinh cũng dẫn lại phản ánh của ngư dân cho biết, khi họ đi qua Gạc Ma, Trung Quốc bắn súng đe dọa, buộc họ phải né bằng cách đi đường khác.
Hiện Lý Sơn có khoảng 30 tàu cá hoạt động ở Trường Sa.
Nhận xét về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở bãi Gạc Ma của Việt Nam, ông Chinh cho rằng rất có thể Trung Quốc đang cố mở rộng diện tích để thiết lập vùng nhận dạng phòng không để khống chế Trường Sa.
Còn ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa nhận định, Gạc Ma gần như là trung tâm của quần đảo Trường Sa, các tàu muốn đến các cụm đảo của Việt Nam đều phải đi qua, do đó việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo quanh Gạc Ma là cực kỳ nguy hiểm.
Thành Luân - Báo Đất Việt
TQ khởi công xây trường học ở Hoàng Sa
Trung Quốc đang xây dựng một trường học trên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa để cho khoảng 40 con em của các binh sỹ và người dân của họ cư trú trên quần đảo này, hãng tin Mỹ AP cho biết.
Đây được xem là nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo mà họ có tranh chấp với Việt Nam này.
Cách nay hai năm, Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị hành chính mới là thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa mà phía Việt Nam gọi là Trường Sa.
Đây được xem là thành phố cực nam của Trung Quốc đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng với số dân là 1.443 người. ‘Tam Sa’ là căn cứ để Trung Quốc kiểm soát vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông.
Chính quyền thành phố Tam Sa ra thông cáo cho biết công việc xây dựng trường học bắt đầu vào ngày 14/6 và dự kiến sẽ mất 18 tháng để hoàn thành.
Trung Quốc lên án tiếp
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu ngày 13/6, Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ các hành động của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông trong phiên họp lần thứ 24 của các nước tham gia vào Công ước Quốc tế về Luật Biển.
Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân đã thông báo với hội nghị về ‘những hành động khiêu khích’ của phía Việt Nam nhằm cản trở hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển có tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, theo tường thuật của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.
Ông cũng lên án việc Việt Nam tuyên bố có chủ quyền đối với Hoàng Sa vì ông cho rằng chính phủ nước này đã ‘công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ năm 1974 trở về trước’.
“Người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ cổ là ‘quan hệ giữa các nước phải dựa trên sự thành thật và đáng tin’. Ngoài ra trong quan hệ quốc tế cũng có một nguyên tắc cơ bản là ‘không nói ngược’. Việt Nam đã nuốt lời hứa, phủ nhận những gì mà họ đã hứa trước. Thử hỏi làm sao Việt Nam có thể xây dựng lòng tin với cộng động quốc tế? Làm sao mà người ta có thể tin vào lời hứa của Việt Nam?” ông Vương phát biểu trước đại biểu các nước.
Về tranh chấp với Philippines cũng trên Biển Đông, ông Vương nói ‘gốc rễ của vấn đề là việc Philippines chiếm giữ phi pháp một số hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và tìm cách sử dụng trọng tài quốc tế để hợp pháp hóa những hành động khiêu khích và xâm phạm của họ cũng như đề giành được sự cảm thông và ủng hộ của cộng đồng quốc tế’.
“Do tranh chấp (giữa Trung Quốc và Philippines) có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và đường biên giới trên biển nên Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ cách giải quyết cưỡng ép nào. Việc Trung Quốc bác bỏ bất cứ ý tưởng đưa ra trọng tài giải quyết do Philippines đưa ra là phù hợp với luật pháp quốc tế và lập trường của Trung Quốc trên vấn đề này sẽ không thay đổi,” ông nói.
Nguồn: BBC
Ngày 14/6, trao đổi với Đất Việt, ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, tháng 5 vừa qua ông có chuyến đi ra quần đảo Trường Sa cùng đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa, ông đã thấy công trường của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma.
Theo đó, khi ông đứng trên đảo Cô Lin (cách đảo Gạc Ma 7-8 km) cầm ống nhòm nhìn sang đảo Gạc Ma thì thấy những bãi cát trắng xóa, có 3-4 xà lan đậu quanh, trên xà lan có các cần cẩu đang hoạt động. Ngoài ra có 2 tàu hộ vệ tên lửa gần đó, 1 tàu vận tải có lẽ để tiếp tế lương thực.
'Các chiến sĩ ở Cô Lin cũng cho biết, Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép, mở rộng diện tích bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cách đây 3-4 tháng. Việt Nam cũng đã có phản ứng đối với Trung Quốc', ông Bản nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), Ủy viên Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam thông tin ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá ở Trường Sa báo về, Trung Quốc sử dụng các tàu sắt cũ, bơm đầy bê tông vào dựng thành đảo nhân tạo quanh đảo đá Gạc Ma.
Ông Chinh cũng dẫn lại phản ánh của ngư dân cho biết, khi họ đi qua Gạc Ma, Trung Quốc bắn súng đe dọa, buộc họ phải né bằng cách đi đường khác.
Hiện Lý Sơn có khoảng 30 tàu cá hoạt động ở Trường Sa.
Nhận xét về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở bãi Gạc Ma của Việt Nam, ông Chinh cho rằng rất có thể Trung Quốc đang cố mở rộng diện tích để thiết lập vùng nhận dạng phòng không để khống chế Trường Sa.
Còn ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa nhận định, Gạc Ma gần như là trung tâm của quần đảo Trường Sa, các tàu muốn đến các cụm đảo của Việt Nam đều phải đi qua, do đó việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo quanh Gạc Ma là cực kỳ nguy hiểm.
Trung Quốc thay đổi hiện trạng 5 bãi đá ở Trường Sa Báo cáo từ Phủ tổng thống Philippines cho biết,Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng 5 bãi đá là Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất. Các bãi này nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng trái phép các bãi đá, trong khi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Philippines hồi tháng 3 đã tố cáo Trung Quốc có những hành động thay đổi hiện trạng ở bãi Gạc Ma. Bộ Ngoại giao Philippines công bố các bức ảnh cho thấy căn cứ quân sự của Trung Quốc đã mở rộng ra diện tích gần 9 ha chỉ trong hai năm, dẫn tới suy đoán Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng và Bắc Kinh sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông một khi đường băng hoạt động. |
Thành Luân - Báo Đất Việt
TQ khởi công xây trường học ở Hoàng Sa
Trung Quốc đang xây dựng một trường học trên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa để cho khoảng 40 con em của các binh sỹ và người dân của họ cư trú trên quần đảo này, hãng tin Mỹ AP cho biết.
Đây được xem là nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo mà họ có tranh chấp với Việt Nam này.
Cách nay hai năm, Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị hành chính mới là thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa mà phía Việt Nam gọi là Trường Sa.
Đây được xem là thành phố cực nam của Trung Quốc đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng với số dân là 1.443 người. ‘Tam Sa’ là căn cứ để Trung Quốc kiểm soát vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông.
Chính quyền thành phố Tam Sa ra thông cáo cho biết công việc xây dựng trường học bắt đầu vào ngày 14/6 và dự kiến sẽ mất 18 tháng để hoàn thành.
Trung Quốc lên án tiếp
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu ngày 13/6, Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ các hành động của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông trong phiên họp lần thứ 24 của các nước tham gia vào Công ước Quốc tế về Luật Biển.
Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân đã thông báo với hội nghị về ‘những hành động khiêu khích’ của phía Việt Nam nhằm cản trở hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển có tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, theo tường thuật của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.
Ông cũng lên án việc Việt Nam tuyên bố có chủ quyền đối với Hoàng Sa vì ông cho rằng chính phủ nước này đã ‘công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ năm 1974 trở về trước’.
“Người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ cổ là ‘quan hệ giữa các nước phải dựa trên sự thành thật và đáng tin’. Ngoài ra trong quan hệ quốc tế cũng có một nguyên tắc cơ bản là ‘không nói ngược’. Việt Nam đã nuốt lời hứa, phủ nhận những gì mà họ đã hứa trước. Thử hỏi làm sao Việt Nam có thể xây dựng lòng tin với cộng động quốc tế? Làm sao mà người ta có thể tin vào lời hứa của Việt Nam?” ông Vương phát biểu trước đại biểu các nước.
Về tranh chấp với Philippines cũng trên Biển Đông, ông Vương nói ‘gốc rễ của vấn đề là việc Philippines chiếm giữ phi pháp một số hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và tìm cách sử dụng trọng tài quốc tế để hợp pháp hóa những hành động khiêu khích và xâm phạm của họ cũng như đề giành được sự cảm thông và ủng hộ của cộng đồng quốc tế’.
“Do tranh chấp (giữa Trung Quốc và Philippines) có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và đường biên giới trên biển nên Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ cách giải quyết cưỡng ép nào. Việc Trung Quốc bác bỏ bất cứ ý tưởng đưa ra trọng tài giải quyết do Philippines đưa ra là phù hợp với luật pháp quốc tế và lập trường của Trung Quốc trên vấn đề này sẽ không thay đổi,” ông nói.
Nguồn: BBC
Nhận xét
Đăng nhận xét