Một cơ quan nghiên cứu Mỹ ngày 17/06/2014 cho biết Bắc Triều Tiên có thể đang sở hữu loại hỏa tiễn là bản sao tên lửa chống hạm KH-35 của Nga. Đây là bước mới nhất trong nỗ lực tăng cường khả năng tấn công trên biển của Bình Nhưỡng.
Một phim tuyên truyền của Nhà nước được phổ biến trên mạng xã hội kể cả YouTube có một đoạn ngắn cho thấy một hỏa tiễn được bắn ra từ một chiến hạm. Chuyên gia về kiểm soát vũ khí Jeffrey Lewis trên trang web 38 North của Viện Mỹ-Hàn thuộc trường đại học Johns Hopkins cho rằng, loại vũ khí này có thể đánh dấu « một tiềm năng gây bất ổn mới » của Bắc Triều Tiên.
Hình ảnh tên lửa được cho là Kh-35 xuất hiện ở phút thứ 48:09
Ông Lewis nhận dạng loại hỏa tiễn trên là bản sao của tên lửa KH-35, loại hỏa tiễn hành trình đối hạm do Nga sản xuất trong thập niên 80 và 90. Cho dù tầm bắn và trọng tải của hỏa tiễn KH-35 còn dưới ngưỡng của Hệ thống Định vị Toàn cầu, nhưng việc xuất khẩu tên lửa này vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Chuyên gia này nói : « Mặc dù khả năng nhiều nhất là Nga bán trực tiếp, nhưng cũng có thể Bắc Triều Tiên mua được từ một nước thứ ba như Miến Điện ».
Ngoài Miến Điện, Nga còn xuất khẩu hỏa tiễn hành trình có thể đặt cả trên biển và đất liền KH-35 sang Việt Nam, Ấn Độ, Algérie và Venezuela. Theo ông Jeffrey Lewis, « Khả năng Bắc Triều Tiên có thể bán lại kỹ thuật tên lửa KH-35 cho các nước khác là một giả thiết đáng ngại ».
Việc Bình Nhưỡng triển khai các loại vũ khí quy ước đã bị hồ sơ vũ khí hạt nhân làm lu mờ. Tháng trước, trang 38 North đã công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hai chiến hạm mới của Bắc Triều Tiên, thuộc loại lớn nhất kể từ 25 năm qua, và nhận định hai tàu chở trực thăng mới này là « cảnh báo quan trọng » về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên các tấm ảnh do hãng tin chính thức KCNA công bố hôm qua 16/6 cho thấy mặt trái của năng lực Hải quân Bắc Triều Tiên : lãnh tụ Kim Jong Un bước lên tháp pháo một chiếc tàu ngầm lớp Romeo đã rỉ sét, do Liên Xô sản xuất từ thập niên 50. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min Seok bình luận : « Các tàu ngầm của Hải quân chúng tôi vượt xa loại này ».
Video: YouTube| Bài viết: Thuymyrfi.blogspot.com
Một phim tuyên truyền của Nhà nước được phổ biến trên mạng xã hội kể cả YouTube có một đoạn ngắn cho thấy một hỏa tiễn được bắn ra từ một chiến hạm. Chuyên gia về kiểm soát vũ khí Jeffrey Lewis trên trang web 38 North của Viện Mỹ-Hàn thuộc trường đại học Johns Hopkins cho rằng, loại vũ khí này có thể đánh dấu « một tiềm năng gây bất ổn mới » của Bắc Triều Tiên.
Hình ảnh tên lửa được cho là Kh-35 xuất hiện ở phút thứ 48:09
Ông Lewis nhận dạng loại hỏa tiễn trên là bản sao của tên lửa KH-35, loại hỏa tiễn hành trình đối hạm do Nga sản xuất trong thập niên 80 và 90. Cho dù tầm bắn và trọng tải của hỏa tiễn KH-35 còn dưới ngưỡng của Hệ thống Định vị Toàn cầu, nhưng việc xuất khẩu tên lửa này vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Chuyên gia này nói : « Mặc dù khả năng nhiều nhất là Nga bán trực tiếp, nhưng cũng có thể Bắc Triều Tiên mua được từ một nước thứ ba như Miến Điện ».
Ngoài Miến Điện, Nga còn xuất khẩu hỏa tiễn hành trình có thể đặt cả trên biển và đất liền KH-35 sang Việt Nam, Ấn Độ, Algérie và Venezuela. Theo ông Jeffrey Lewis, « Khả năng Bắc Triều Tiên có thể bán lại kỹ thuật tên lửa KH-35 cho các nước khác là một giả thiết đáng ngại ».
Việc Bình Nhưỡng triển khai các loại vũ khí quy ước đã bị hồ sơ vũ khí hạt nhân làm lu mờ. Tháng trước, trang 38 North đã công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hai chiến hạm mới của Bắc Triều Tiên, thuộc loại lớn nhất kể từ 25 năm qua, và nhận định hai tàu chở trực thăng mới này là « cảnh báo quan trọng » về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên các tấm ảnh do hãng tin chính thức KCNA công bố hôm qua 16/6 cho thấy mặt trái của năng lực Hải quân Bắc Triều Tiên : lãnh tụ Kim Jong Un bước lên tháp pháo một chiếc tàu ngầm lớp Romeo đã rỉ sét, do Liên Xô sản xuất từ thập niên 50. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min Seok bình luận : « Các tàu ngầm của Hải quân chúng tôi vượt xa loại này ».
Video: YouTube| Bài viết: Thuymyrfi.blogspot.com
Nhận xét
Đăng nhận xét