Trong khái niệm “tự vệ tập thể” mà Nội các Nhật Bản thông qua ngày 1.7, có thể mở rộng ra với các nước như Việt Nam, Philippines… Cách hỗ trợ tốt nhất là cung cấp viện trợ ODA cho quân đội các nước này, nên Nhật sẽ sửa đổi quy chế ODA vốn từ trước đến nay không áp dụng vào lĩnh vực quốc phòng, theo báo Asahi Shimbun.
Báo này cho biết ngày 26.6 qua, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đưa ra Nội các bản đề xuất về việc cung cấp viện trợ phát triển ODA cho quân đội nước ngoài để phục vụ vào các mục đích khắc phục thảm hoạ và các mục dđích phi quân sự khác.
Quy chế viện trợ ODA hiện nay của Nhật, từng sửa đổi vào năm 2003, cấm áp dụng cho các mục đích quân sự. Do vậy việc sửa đổi quy chế này, dự kiến tiến hành vào cuối năm 2014, sẽ là một bước chuyển quan trọng trong chính sách an ninh quốc gia của Nhật Bản.
Việc diễn dịch lại hiến pháp về quyền tự vệ tập thể có thể mở đường cho việc sửa đổi quy chế cấp ODA của Nhật. Hiện ODA bị cấm dùng để tài trợ cho việc cung cấp thiết bị quân sự cho các mục đích phi quân sự cũng như huấn luyện quân nhân nước ngoài trong cả việc khắc phục hậu quả thiên tai.
Đề xuất của Bộ Ngoại giao Nhật Bản gợi ý rằng ODA có thể sử dụng cho các mục đích phi quân sự, như khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ; tháo gỡ bom mìn, mở rộng hoạt động ngoài các vấn đề quân sự thuần tuý mà hiện quân đội các nước đang tham gia.
Nếu được sửa đổi, ODA sẽ được dùng để cung cấp cho Philippines xây các cảng sử dụng để đối phó thảm hoạ, tuy rằng các cảng này cũng có thể phục vụ mục đích quân sự. Bước tiến này sẽ là một phần của nỗ lực mà Nhật Bản cung cấp cho Philippines để nước này giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc.
Từ việc nới lỏng các chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản (ban hành từ tháng 4.2014), các tàu tuần duyên và thiết bị khác sẽ được cung cấp cho Philippines và Việt Nam là những nước đang đối phó với các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông.
Các quan chức chính phủ Nhật Bản cũng hình dung rằng Philippines và Việt Nam là các ứng viên cho việc nhận sự hỗ trợ thông qua quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản.
Từ lâu chính phủ của Thủ tướng Abe đã cố gắng sử dụng quỹ viện trợ ODA để cung cấp cho 2 nước này, nhưng quy chế ODA hiện tại đang là rào cản lớn. Khi Việt Nam năm 2013 đồng ý mua 10 tàu tuần duyên của Nhật Bản bằng tín dụng ODA, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam phải tách khỏi quân đội.
Chính quyền Abe đang tìm cách sửa đổi quy chế ODA để dễ dàng sử dụng nguồn vốn ODA nhằm củng cố quan hệ hợp tác với khu vực.
Ngoài ra, việc cung cấp những hình thức hỗ trợ khác cho vài nước ở Trung Đông cũng được tính đến, dù các nước này từ lâu không còn cần đến ODA. Một biện pháp hỗ trợ là gia tăng sự an toàn dọc theo tuyến đường biển mà dầu mỏ từ Trung Đông nhập về Nhật Bản.
Thành viên Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản trên tàu huấn luyện Kojima thăm Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam vào tháng 7.2013 - Ảnh: Đại sứ quán Nhật Bản
Báo này cho biết ngày 26.6 qua, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đưa ra Nội các bản đề xuất về việc cung cấp viện trợ phát triển ODA cho quân đội nước ngoài để phục vụ vào các mục đích khắc phục thảm hoạ và các mục dđích phi quân sự khác.
Quy chế viện trợ ODA hiện nay của Nhật, từng sửa đổi vào năm 2003, cấm áp dụng cho các mục đích quân sự. Do vậy việc sửa đổi quy chế này, dự kiến tiến hành vào cuối năm 2014, sẽ là một bước chuyển quan trọng trong chính sách an ninh quốc gia của Nhật Bản.
Việc diễn dịch lại hiến pháp về quyền tự vệ tập thể có thể mở đường cho việc sửa đổi quy chế cấp ODA của Nhật. Hiện ODA bị cấm dùng để tài trợ cho việc cung cấp thiết bị quân sự cho các mục đích phi quân sự cũng như huấn luyện quân nhân nước ngoài trong cả việc khắc phục hậu quả thiên tai.
Đề xuất của Bộ Ngoại giao Nhật Bản gợi ý rằng ODA có thể sử dụng cho các mục đích phi quân sự, như khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ; tháo gỡ bom mìn, mở rộng hoạt động ngoài các vấn đề quân sự thuần tuý mà hiện quân đội các nước đang tham gia.
Nếu được sửa đổi, ODA sẽ được dùng để cung cấp cho Philippines xây các cảng sử dụng để đối phó thảm hoạ, tuy rằng các cảng này cũng có thể phục vụ mục đích quân sự. Bước tiến này sẽ là một phần của nỗ lực mà Nhật Bản cung cấp cho Philippines để nước này giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc.
Từ việc nới lỏng các chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản (ban hành từ tháng 4.2014), các tàu tuần duyên và thiết bị khác sẽ được cung cấp cho Philippines và Việt Nam là những nước đang đối phó với các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông.
Các quan chức chính phủ Nhật Bản cũng hình dung rằng Philippines và Việt Nam là các ứng viên cho việc nhận sự hỗ trợ thông qua quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản.
Từ lâu chính phủ của Thủ tướng Abe đã cố gắng sử dụng quỹ viện trợ ODA để cung cấp cho 2 nước này, nhưng quy chế ODA hiện tại đang là rào cản lớn. Khi Việt Nam năm 2013 đồng ý mua 10 tàu tuần duyên của Nhật Bản bằng tín dụng ODA, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam phải tách khỏi quân đội.
Chính quyền Abe đang tìm cách sửa đổi quy chế ODA để dễ dàng sử dụng nguồn vốn ODA nhằm củng cố quan hệ hợp tác với khu vực.
Ngoài ra, việc cung cấp những hình thức hỗ trợ khác cho vài nước ở Trung Đông cũng được tính đến, dù các nước này từ lâu không còn cần đến ODA. Một biện pháp hỗ trợ là gia tăng sự an toàn dọc theo tuyến đường biển mà dầu mỏ từ Trung Đông nhập về Nhật Bản.
Tin Nóng (TinNong.vn)
Hiện tại chỗ dựa tinh thần lớn nhất của nước ta chỉ có nhật và nga , nhưng nước nga thì không hoàn toàn ủng hộ ta vì họ không muốn đối đầu với phía đang phát triển khá mạnh đó là trung quốc
Trả lờiXóaKey : vinaphone khuyen mai - nap tien dien thoai - nap the zing - khuyen mai vinaphone