Việt Nam quan tâm đến việc có hiện diện quân sự thường trực của Ấn Độ ở Đông Nam Á. Hải cảng và căn cứ không quân với tầm quan trọng chiến lược tại Cam Ranh trên bờ Biển Đông sẽ mở lối tiếp cận cho tàu chiến, máy bay của Hải quân và Không quân Ấn Độ.
Những chi tiết này của hợp tác quân sự-kỹ thuật đã được thỏa thuận trong quá trình những cuộc đàm phán Ấn-Việt cách đây chưa lâu. Trong chuyến công du của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đến Việt Nam vào giữa tháng Chín, New Delhi đã thể hiện sự sẵn sàng đảm nhận khâu đào tạo các phi công Việt Nam để điều khiển chiến đấu cơ đa năng Su-30, chuẩn bị thủy thủ đoàn tàu ngầm và cung cấp cho Hà Nội cả các tên lửa hành trình siêu âm độc đáo BrahMos. Cũng như có thể dành khoản tín dụng 100 triệu USD để mua sắm các loại vũ khí hiện đại, - như thông tin của chuyên viên Vladimir Shcherbakov từ báo Nga "Quan sát viên quân sự độc lập”.
"Ấn Độ từ lâu đã mở rộng hiện diện của mình ở châu Á-Thái Bình Dương. Đông Nam Á là khu vực tiếp giáp lợi ích của các quốc gia ở Ấn Độ Dương. Mà trong khi phấn đấu củng cố qui chế là một cường quốc thế giới, Ấn Độ luôn quan tâm đến việc mở rộng liên hệ với vùng này. Phát triển tiếp xúc theo tuyến hợp tác quân sự-kỹ thuật là một trong những phương hướng quan trọng nhất của chiến lược đó”.
Theo ý kiến của quan sát viên quân sự Nga, về phần mình Việt Nam cũng rất quan tâm đến hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng. Với quân đội có cơ số đông hàng thứ năm thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, Việt Nam cần hiện đại hóa và phát triển lực lượng không quân hải quân của nước mình. Ngoài việc mua sắm tên lửa BrahMos, có thể là thành tố nặng ký trong chính sách ngăn ngừa trước người láng giềng Trung Quốc hùng mạnh, Việt Nam đang nhắm tới mục tiêu nắm vững cả công nghệ sản xuất các loại vũ khí tên lửa hiện đại. Chính ở đây Delhi sẵn sàng đi tới đáp ứng nguyện vọng của Hà Nội. Việc xích gần mật thiết của New Delhi và Hà Nội được báo chí Ấn Độ mô tả như biểu hiện sửa đổi chính sách của Thủ tướng Narendra Modi với nhãn quan trung lập "nhìn về phía Đông" để tích cực "hoạt động ở phía Đông”.
Chẳng hạn, trong bài viết đăng trên tờ Indian Express, nhà phân tích nổi tiếng của Ấn Độ là C. Raja Mohan lưu ý rằng "nếu Trung Quốc không hạn chế hợp tác chiến lược của mình với Pakistan vì e sẽ gây mối quan ngại ở Ấn Độ, thì Chính phủ của Thủ tướng Modi lại tin chắc rằng có thể xây đắp quan hệ với Việt Nam tuân theo sự chỉ đạo của những lợi ích riêng mà chẳng đặc biệt bận tâm về chuyện Bắc Kinh sẽ tiếp nhận điều đó như thế nào”.
Đáng chú ý là bước khởi đầu giai đoạn mới trong hợp tác quân sự-kỹ thuật của Ấn Độ với Việt Nam trùng với đẩy mạnh hoạt động đối ngoại của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương. Trước chuyến thăm tới Ấn Độ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Sri Lanka và Cộng hòa Maldives. Và cùng trong thời gian này chiếc tàu ngầm diesel-điện của Trung Quốc ngang nhiên tiến vào cảng Colombo rồi neo đậu lại đó trong một tuần lễ.
Theo cách lý giải ở Delhi, những sự kiện này là biểu hiện chính sách của Bắc Kinh về cuộc "bao vây chiến lược" với Ấn Độ. Ở Trung Quốc người ta chăm chú theo dõi sự xích gần nhanh chóng của Ấn Độ và Việt Nam, cũng như với Nhật Bản. Một số chuyên viên phân tích đã gọi thực tế tương tự của việc xây dựng hệ thống đối trọng chính trị trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cái tên đầy hình ảnh là "bài tango Ấn-Trung", so sánh những bước đi của Delhi và Bắc Kinh với điệu nhảy rất phức tạp và nhiều yếu tố bất ngờ của nền vũ đạo Argentina đã phổ biến trên toàn thế giới.
Nguồn: Tiếng nói Nước Nga,
Những chi tiết này của hợp tác quân sự-kỹ thuật đã được thỏa thuận trong quá trình những cuộc đàm phán Ấn-Việt cách đây chưa lâu. Trong chuyến công du của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đến Việt Nam vào giữa tháng Chín, New Delhi đã thể hiện sự sẵn sàng đảm nhận khâu đào tạo các phi công Việt Nam để điều khiển chiến đấu cơ đa năng Su-30, chuẩn bị thủy thủ đoàn tàu ngầm và cung cấp cho Hà Nội cả các tên lửa hành trình siêu âm độc đáo BrahMos. Cũng như có thể dành khoản tín dụng 100 triệu USD để mua sắm các loại vũ khí hiện đại, - như thông tin của chuyên viên Vladimir Shcherbakov từ báo Nga "Quan sát viên quân sự độc lập”.
"Ấn Độ từ lâu đã mở rộng hiện diện của mình ở châu Á-Thái Bình Dương. Đông Nam Á là khu vực tiếp giáp lợi ích của các quốc gia ở Ấn Độ Dương. Mà trong khi phấn đấu củng cố qui chế là một cường quốc thế giới, Ấn Độ luôn quan tâm đến việc mở rộng liên hệ với vùng này. Phát triển tiếp xúc theo tuyến hợp tác quân sự-kỹ thuật là một trong những phương hướng quan trọng nhất của chiến lược đó”.
Theo ý kiến của quan sát viên quân sự Nga, về phần mình Việt Nam cũng rất quan tâm đến hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng. Với quân đội có cơ số đông hàng thứ năm thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, Việt Nam cần hiện đại hóa và phát triển lực lượng không quân hải quân của nước mình. Ngoài việc mua sắm tên lửa BrahMos, có thể là thành tố nặng ký trong chính sách ngăn ngừa trước người láng giềng Trung Quốc hùng mạnh, Việt Nam đang nhắm tới mục tiêu nắm vững cả công nghệ sản xuất các loại vũ khí tên lửa hiện đại. Chính ở đây Delhi sẵn sàng đi tới đáp ứng nguyện vọng của Hà Nội. Việc xích gần mật thiết của New Delhi và Hà Nội được báo chí Ấn Độ mô tả như biểu hiện sửa đổi chính sách của Thủ tướng Narendra Modi với nhãn quan trung lập "nhìn về phía Đông" để tích cực "hoạt động ở phía Đông”.
Chẳng hạn, trong bài viết đăng trên tờ Indian Express, nhà phân tích nổi tiếng của Ấn Độ là C. Raja Mohan lưu ý rằng "nếu Trung Quốc không hạn chế hợp tác chiến lược của mình với Pakistan vì e sẽ gây mối quan ngại ở Ấn Độ, thì Chính phủ của Thủ tướng Modi lại tin chắc rằng có thể xây đắp quan hệ với Việt Nam tuân theo sự chỉ đạo của những lợi ích riêng mà chẳng đặc biệt bận tâm về chuyện Bắc Kinh sẽ tiếp nhận điều đó như thế nào”.
Đáng chú ý là bước khởi đầu giai đoạn mới trong hợp tác quân sự-kỹ thuật của Ấn Độ với Việt Nam trùng với đẩy mạnh hoạt động đối ngoại của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương. Trước chuyến thăm tới Ấn Độ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Sri Lanka và Cộng hòa Maldives. Và cùng trong thời gian này chiếc tàu ngầm diesel-điện của Trung Quốc ngang nhiên tiến vào cảng Colombo rồi neo đậu lại đó trong một tuần lễ.
Theo cách lý giải ở Delhi, những sự kiện này là biểu hiện chính sách của Bắc Kinh về cuộc "bao vây chiến lược" với Ấn Độ. Ở Trung Quốc người ta chăm chú theo dõi sự xích gần nhanh chóng của Ấn Độ và Việt Nam, cũng như với Nhật Bản. Một số chuyên viên phân tích đã gọi thực tế tương tự của việc xây dựng hệ thống đối trọng chính trị trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cái tên đầy hình ảnh là "bài tango Ấn-Trung", so sánh những bước đi của Delhi và Bắc Kinh với điệu nhảy rất phức tạp và nhiều yếu tố bất ngờ của nền vũ đạo Argentina đã phổ biến trên toàn thế giới.
Nguồn: Tiếng nói Nước Nga,
Nhận xét
Đăng nhận xét