Tổng công ty Ba Son vừa kết thúc giai đoạn thử nghiệm cấp nhà máy với cặp tàu tên lửa thuộc Đồ án 12418 cặp số 2 (M3, M4).
Theo đó, cuộc thử nghiệm kéo dài từ ngày 15 đến 21/12 trên vùng biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là 2 trong tổng số 6 tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc Đồ án 12418 do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009 trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Trong quá trình nghiệm thu đã kiểm tra hoạt động của trang thiết bị trên tàu theo đúng tài liệu qui trình-phương pháp để thử nghiệm và kiểm tra toàn bộ tính năng kỹ-chiến thuật của tàu, gồm: Tổ hợp tua-bin, hệ thống năng lượng điện, hệ thống phụ trợ, sinh hoạt, bảo vệ toàn tàu, các trang thiết bị mặt boong, thiết bị hàng hải - dẫn đường, thông tin liên lạc… và toàn bộ hệ thống vũ khí-khí tài chiến đấu.
Để thử và kiểm tra khả năng tấn công và phòng thủ của tàu, ngoài việc sử dụng 2 tàu đóng mới có tính năng tương đương để so sánh, Tổng công ty Ba Son còn sáng tạo trong việc sử dụng máy bay lên thẳng, máy bay tiêm kích để thực hiện các bài kiểm tra hiệu chỉnh khả năng đối không.
Kết quả nghiệm thu cho thấy, tàu M3 và M4 được đóng đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng và mỹ thuật. Các hệ thống hoạt động bình thường, các tính năng kỹ-chiến thuật đều đạt và vượt yêu cầu.
Thân vỏ tàu chắc chắn, tàu đảm bảo hoạt động ổn định, tốc độ tối đa 2 tàu đạt trên 40hải lý/h. Các hệ thống vũ khí và khí tài hoạt động ổn định trong điều kiện sóng gió có lúc lên đến cấp 4-5. Theo kế hoạch, cặp tàu tên lửa số 2 này sẽ được Quân chủng Hải quân và Bộ Quốc phòng nghiệm thu trong quý 1 năm 2015 và biên chế sau đó.
Trước khi cặp tàu số 2 hoàn thành thử nghiệm cấp nhà máy, sáng 2/12, Tổng công ty Ba Son đã tổ chức Lễ đấu ráp tổng thành thân vỏ tàu tên lửa M6. Đây là chiếc tàu số 6 (M6), cũng là chiếc cuối trong loạt 6 tàu tên lửa lớp 12418 do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009.
Dự kiến đến nửa đầu năm 2016 sẽ tiếp tục bàn cặp tàu số 3 (M5, M6) cho Quân chủng Hải quân đưa vào biên chế cho các Vùng Hải quân. So với kế hoạch được nêu ra trong hợp đồng, Tổng công ty Ba Son sẽ bàn cặp tàu số 2 và số 3 giao cho Quân chủng Hải quân trước thời hạn từ 6 đến 8 tháng.
Tất cả các tàu Đồ án 12418 tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Để làm được điều đó, Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg, Kh-35 Uran E được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn. Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài.
Trong hành trình bay, Kh-35 Uran E được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20 km) ở pha cuối. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5 m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn.
Tầm bắn Kh-35 Uran-E lên tới 130 km. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2004, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 400 quả Kh-35 Uran-E. Việc chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2008-2012. Ngoài ra, năm 2012, theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam và Nga đã bắt đầu hợp tác phát triển tên lửa chống tàu dựa trên Kh-35 Uran-E. Trong ảnh: Tàu HQ 378 thử nghiệm vũ khí.
Báo Đất Việt (Tổng hợp)
Theo đó, cuộc thử nghiệm kéo dài từ ngày 15 đến 21/12 trên vùng biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là 2 trong tổng số 6 tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc Đồ án 12418 do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009 trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Trong quá trình nghiệm thu đã kiểm tra hoạt động của trang thiết bị trên tàu theo đúng tài liệu qui trình-phương pháp để thử nghiệm và kiểm tra toàn bộ tính năng kỹ-chiến thuật của tàu, gồm: Tổ hợp tua-bin, hệ thống năng lượng điện, hệ thống phụ trợ, sinh hoạt, bảo vệ toàn tàu, các trang thiết bị mặt boong, thiết bị hàng hải - dẫn đường, thông tin liên lạc… và toàn bộ hệ thống vũ khí-khí tài chiến đấu.
Để thử và kiểm tra khả năng tấn công và phòng thủ của tàu, ngoài việc sử dụng 2 tàu đóng mới có tính năng tương đương để so sánh, Tổng công ty Ba Son còn sáng tạo trong việc sử dụng máy bay lên thẳng, máy bay tiêm kích để thực hiện các bài kiểm tra hiệu chỉnh khả năng đối không.
Kết quả nghiệm thu cho thấy, tàu M3 và M4 được đóng đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng và mỹ thuật. Các hệ thống hoạt động bình thường, các tính năng kỹ-chiến thuật đều đạt và vượt yêu cầu.
Thân vỏ tàu chắc chắn, tàu đảm bảo hoạt động ổn định, tốc độ tối đa 2 tàu đạt trên 40hải lý/h. Các hệ thống vũ khí và khí tài hoạt động ổn định trong điều kiện sóng gió có lúc lên đến cấp 4-5. Theo kế hoạch, cặp tàu tên lửa số 2 này sẽ được Quân chủng Hải quân và Bộ Quốc phòng nghiệm thu trong quý 1 năm 2015 và biên chế sau đó.
Trước khi cặp tàu số 2 hoàn thành thử nghiệm cấp nhà máy, sáng 2/12, Tổng công ty Ba Son đã tổ chức Lễ đấu ráp tổng thành thân vỏ tàu tên lửa M6. Đây là chiếc tàu số 6 (M6), cũng là chiếc cuối trong loạt 6 tàu tên lửa lớp 12418 do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009.
Dự kiến đến nửa đầu năm 2016 sẽ tiếp tục bàn cặp tàu số 3 (M5, M6) cho Quân chủng Hải quân đưa vào biên chế cho các Vùng Hải quân. So với kế hoạch được nêu ra trong hợp đồng, Tổng công ty Ba Son sẽ bàn cặp tàu số 2 và số 3 giao cho Quân chủng Hải quân trước thời hạn từ 6 đến 8 tháng.
Tất cả các tàu Đồ án 12418 tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Để làm được điều đó, Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg, Kh-35 Uran E được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn. Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài.
Trong hành trình bay, Kh-35 Uran E được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20 km) ở pha cuối. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5 m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn.
Tầm bắn Kh-35 Uran-E lên tới 130 km. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2004, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 400 quả Kh-35 Uran-E. Việc chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2008-2012. Ngoài ra, năm 2012, theo hãng thông tấn Ria Novosti, Việt Nam và Nga đã bắt đầu hợp tác phát triển tên lửa chống tàu dựa trên Kh-35 Uran-E. Trong ảnh: Tàu HQ 378 thử nghiệm vũ khí.
Báo Đất Việt (Tổng hợp)
Nhận xét
Đăng nhận xét