Ông Ted Osius, đại sứ Mỹ mới nhận nhiệm kỳ tại Việt Nam đã nhắc tới tham vọng về việc Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong những năm tới, một cựu thứ trưởng Ngoại giao nói với BBC Tiếng Việt.
Từ phải qua: Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, kinh tế gia Phạm Chi Lan và ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bên ngoài hội thảo hôm 26/01
“Bởi vì hiện nay, buôn bán hàng năm với Hoa Kỳ mới chỉ đạt 30 tỷ đô la, còn những nước khác đã lên đến 50, 60 tỷ đô la, và nếu Hoa Kỳ muốn đứng số một, vượt hơn thế, là điều rất đáng chú ý," ông Lê Văn Bàng cho biết sau hội thảo kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 26/01.
Vị cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói để cân bằng trong khu vực châu Á, Hoa Kỳ còn phải làm nhiều điều nữa, chẳng hạn như hợp tác phát triển với các nước quan trọng hơn trong khu vực, như Nhật Bản, hay những nước khác, còn “Việt Nam chỉ là nước nhỏ thôi”.
Trả lời câu hỏi về phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trong hội thảo nói Việt Nam tin rằng sự can thiệp sâu hơn của Mỹ sẽ ‘có lợi cho toàn khu vực’ có phải là ý Việt Nam muốn Hoa Kỳ cân bằng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Bàng trả lời:
“Tôi không đồng ý cách nói như thế, mà tôi cho rằng nếu Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện và hoạt động của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ với những nước khác ở châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đảm bảo cho quyền lợi của Hoa Kỳ ở khu vực này tốt hơn.
“Điều đó cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực này.”
Việt Nam cũng được lợi hơn rất nhiều, theo vị cựu quan chức ngoại giao, khi hợp tác với Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư, môi trường, cứu hộ thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên biển và nghiên cứu khoa học.
Thông cảm vượt qua khác biệt
Một trong những điểm nổi bật so với các hội thảo quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam khác, theo ông Bàng, là hai bên đã ‘hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn’ để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ phát triển hơn.
Quan chức ngoại giao của hai bên khi nói đến những khác biệt đã “gần hơn, thân thiết hơn, không như trước đây, khi nói đến những vấn đề chạm đến tự ái dân tộc, chẳng hạn như hội chứng chiến tranh Việt Nam ở Mỹ, đã có những ý kiến khó chịu.”
“Nay thì không còn nữa rồi, chúng tôi cùng nói với nhau cùng cố gắng để vượt qua hội chứng đó để quan hệ tương lai được tốt đẹp hơn.”
Những khác biệt còn tồn tại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, theo ông Lê Văn Bàng, là khác biệt văn hóa, hay khác biệt về tiêu chuẩn trong dân chủ, nhân quyền. Và phía Việt Nam cũng tỏ ra không hài lòng trong việc Hoa Kỳ áp giá cao lên các sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Toàn văn phát biểu của ông Ted Osius đăng trên trang chính thức của Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân Hội thảo quốc tế về 20 năm quan hệ song phương giữa hai nước, có đoạn viết:
“Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền.”
Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị, quân sự, cũng nói tại học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 23/01 rằng, 2015 là năm 'mang tính lịch sử', đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ông nói hoạt động hợp tác an ninh giữa hai nước đã bắt đầu mang lại nhiều thành quả, nhưng "vẫn còn nhiều việc cần làm".
Đề cập đến căng thẳng trên Biển Đông, ông cho biết Washington tiếp tục ủng hộ các nỗ lực ngoại giao của khối ASEAN nhằm giải quyết mâu thuẫn, trong đó bao gồm việc đi đến Bộ Quy tắc Ứng xử (COC).
"Chúng tôi không hề do dự bày tỏ quan ngại về những diễn biến căng thẳng với các cấp cao nhất, trong đó bao gồm các lãnh đạo Trung Quốc", ông nói.
Hội thảo 'Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa' do Học viện Ngoại giao Việt Nam cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Đại học Portland (Hoa Kỳ) tổ chức.
BBC
Từ phải qua: Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, kinh tế gia Phạm Chi Lan và ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bên ngoài hội thảo hôm 26/01
“Bởi vì hiện nay, buôn bán hàng năm với Hoa Kỳ mới chỉ đạt 30 tỷ đô la, còn những nước khác đã lên đến 50, 60 tỷ đô la, và nếu Hoa Kỳ muốn đứng số một, vượt hơn thế, là điều rất đáng chú ý," ông Lê Văn Bàng cho biết sau hội thảo kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 26/01.
Vị cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói để cân bằng trong khu vực châu Á, Hoa Kỳ còn phải làm nhiều điều nữa, chẳng hạn như hợp tác phát triển với các nước quan trọng hơn trong khu vực, như Nhật Bản, hay những nước khác, còn “Việt Nam chỉ là nước nhỏ thôi”.
Trả lời câu hỏi về phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trong hội thảo nói Việt Nam tin rằng sự can thiệp sâu hơn của Mỹ sẽ ‘có lợi cho toàn khu vực’ có phải là ý Việt Nam muốn Hoa Kỳ cân bằng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Bàng trả lời:
“Tôi không đồng ý cách nói như thế, mà tôi cho rằng nếu Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện và hoạt động của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ với những nước khác ở châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đảm bảo cho quyền lợi của Hoa Kỳ ở khu vực này tốt hơn.
“Điều đó cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực này.”
Việt Nam cũng được lợi hơn rất nhiều, theo vị cựu quan chức ngoại giao, khi hợp tác với Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư, môi trường, cứu hộ thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên biển và nghiên cứu khoa học.
Thông cảm vượt qua khác biệt
Một trong những điểm nổi bật so với các hội thảo quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam khác, theo ông Bàng, là hai bên đã ‘hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn’ để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ phát triển hơn.
Quan chức ngoại giao của hai bên khi nói đến những khác biệt đã “gần hơn, thân thiết hơn, không như trước đây, khi nói đến những vấn đề chạm đến tự ái dân tộc, chẳng hạn như hội chứng chiến tranh Việt Nam ở Mỹ, đã có những ý kiến khó chịu.”
“Nay thì không còn nữa rồi, chúng tôi cùng nói với nhau cùng cố gắng để vượt qua hội chứng đó để quan hệ tương lai được tốt đẹp hơn.”
Những khác biệt còn tồn tại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, theo ông Lê Văn Bàng, là khác biệt văn hóa, hay khác biệt về tiêu chuẩn trong dân chủ, nhân quyền. Và phía Việt Nam cũng tỏ ra không hài lòng trong việc Hoa Kỳ áp giá cao lên các sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Toàn văn phát biểu của ông Ted Osius đăng trên trang chính thức của Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân Hội thảo quốc tế về 20 năm quan hệ song phương giữa hai nước, có đoạn viết:
“Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền.”
Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị, quân sự, cũng nói tại học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 23/01 rằng, 2015 là năm 'mang tính lịch sử', đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ông nói hoạt động hợp tác an ninh giữa hai nước đã bắt đầu mang lại nhiều thành quả, nhưng "vẫn còn nhiều việc cần làm".
Đề cập đến căng thẳng trên Biển Đông, ông cho biết Washington tiếp tục ủng hộ các nỗ lực ngoại giao của khối ASEAN nhằm giải quyết mâu thuẫn, trong đó bao gồm việc đi đến Bộ Quy tắc Ứng xử (COC).
"Chúng tôi không hề do dự bày tỏ quan ngại về những diễn biến căng thẳng với các cấp cao nhất, trong đó bao gồm các lãnh đạo Trung Quốc", ông nói.
Hội thảo 'Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa' do Học viện Ngoại giao Việt Nam cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Đại học Portland (Hoa Kỳ) tổ chức.
BBC
Nhận xét
Đăng nhận xét