(PLO)-Thời gian gần đây, người dân xứ Huế xôn xao khi một người dân đã tự mình chế tạo thành công tàu ngầm mô hình khi tàu có thể lặn và nổi mà không cần người lái.
Với tình yêu biển đảo quê hương, ông Lê Ngà ( 50 tuổi ) trú phường Tây Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sáng tạo thành công tàu ngầm mô hình với tên gọi Hoàng Sa mà không cần người lái, được điều khiển thông qua hệ thống bộ điều khiển từ xa.
Tàu ngầm Hoàng Sa được ông Lê Ngà chế tạo có cấu hình bên ngoài dài 2,7 mét, đường kính thân tàu 0,4 mét, chiều cao của tàu dài 1 mét, nặng 120 kg.
Để tạo nên thân tàu, ông Ngà đã tận dụng vật liệu sẵn có là bình ga công nghiệp, sau đó gia công thêm đầu tàu và thân tàu vào. Phía sau đuôi tàu là hệ thống chân vịt làm từ chân vịt chạy ghe thuyền, có lớp bảo vệ bên ngoài tránh rác mắc vào chân vịt khi tàu lặn sâu.
Với hình dáng bên ngoài nặng nề như vậy nhưng tàu ngầm Hoàng Sa lại hoạt động bằng hệ thống pin, điều khiển từ xa không người lái. Tàu có thể chạy 1 tiếng đồng hồ dưới nước sau 1 lần sạc pin.
Để tàu ngầm có thể lặn, nổi lên ý muốn, ông Ngà đã chế tạo bên trong tàu hai ngăn chứa nước, nước vào khoang thì tàu sẽ chìm, tàu nổi lên khi có hệ thống mô tơ tự động phun nước ra ngoài.
Bên cạnh đó, tàu ngầm Hoàng Sa còn được trang bị hệ thống camera ở phía đầu tàu để có thể quan sát xung quanh. Với bề dày vỏ tàu 5cm, tàu Hoàng Sa có thể chịu áp lực của dòng nước khi lặn xuống sâu. Điều khác lạ của tàu ngầm Hoàng Sa do ông Lê Ngà chế tạo so với các tàu ngầm Trường Sa, Yết Kiêu là không cần người lái bên trong mà có thể điều khiển từ xa bằng bộ điều khiển.
Ông Ngà cho biết: “Trước khi tôi sáng chế tàu ngầm Hoàng Sa điều khiển bằng bộ điều khiển thì ở Việt Nam không có ai chế tạo thành công, nên gặp khó khăn khi muốn tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tàu. Hơn 10 năm tham gia CLB máy bay mô hình đã cho tôi hiểu về cách vận hành điều khiển từ xa, thế là tôi áp dụng điều khiển từ xa của máy bay vào tàu ngầm. Muốn làm được thì phải thông thạo về nguyên lý hoạt động của điện và cơ khí”.
Để tạo nên chiếc tàu ngầm mô hình mang tên Hoàng Sa điều khiển từ xa ông Ngà đã mất hai năm nghiên cứu và gia công. Năm 2012 công việc chế tạo tàu ngầm được ông Ngà tiến hành khi ông tự mình chọn lựa vật liệu cho đến gia công bên ngoài, chế tạo bộ phận bên trong. Cuối năm 2014 chiếc tàu ngầm Hoàng Sa đã được đưa ra sông Hương cho hoạt động thử sau nhiều lần thử nghiệm ở bể bơi. Tại buổi thử nghiệm trên sông Hương, tàu ngầm đã phối hợp với bay mô hình biểu diễn và cho kết quả thành công khi con tàu di chuyển một cách nhẹ nhàng trên mặt nước với vận tốc của một người đi bộ.
“Khi thấy trên truyền hình Nhà nước ta bắt đầu tiến hành thương thảo mua tàu ngầm từ Nga về trang bị cho hải quân, khi đó ở Thái Bình có người sáng tạo thành công tàu ngầm tự lái mang tên quần đảo Trường Sa. Bản thân tôi là một người dân Việt Nam yêu nước, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của đất nước. Chính tình yêu biển đảo là lý do chính thôi thúc bản thân tôi nghiên cứu và chế tạo tàu ngầm Hoàng Sa, mặc dù công việc này tốn nhiều thời gian và tiền bạc” Ông Ngà chia sẽ.
Mặc dù tàu ngầm Hoàng Sa đã hoạt động bằng bộ điều khiển từ xa, nhưng ông Lê Ngà vẫn còn trăn trở khi tàu vẫn chưa hoàn chỉnh lắm. Bộ điều khiển tàu ngầm hiện nay là tận dụng bộ điều khiển từ máy bay mô hình nên chỉ cho phép tàu có thể lặn sâu 10 m, sâu quá thì tàu mất tín hiệu. Nếu tương lai có bộ điều khiển chuyên cho tàu ngầm thì tàu có thể lặn sâu hơn, tìm kiếm vật thể lạ và tìm kiếm xác người chết đuối thông qua hệ thống camera gắn bên trong tàu.
Trước khi chế tạo thành công tàu ngầm mô hình Hoàng Sa, ông Ngà đã sáng chế thành công xe tăng mô hình. Với kích thước 40 cm với động cơ nổ, xe tăng có thể di chuyển lên, xuống cùng với nòng pháo xoay tròn. Bên cạnh đó ông Ngà đang ấp ủ trong thời gian tới sẽ chế tạo một máy bay mô hình lên thẳng kiểu máy bay F135 của Hoa Kỳ.
PLO.vn
Với tình yêu biển đảo quê hương, ông Lê Ngà ( 50 tuổi ) trú phường Tây Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sáng tạo thành công tàu ngầm mô hình với tên gọi Hoàng Sa mà không cần người lái, được điều khiển thông qua hệ thống bộ điều khiển từ xa.
Tàu ngầm Hoàng Sa được ông Lê Ngà chế tạo có cấu hình bên ngoài dài 2,7 mét, đường kính thân tàu 0,4 mét, chiều cao của tàu dài 1 mét, nặng 120 kg.
Để tạo nên thân tàu, ông Ngà đã tận dụng vật liệu sẵn có là bình ga công nghiệp, sau đó gia công thêm đầu tàu và thân tàu vào. Phía sau đuôi tàu là hệ thống chân vịt làm từ chân vịt chạy ghe thuyền, có lớp bảo vệ bên ngoài tránh rác mắc vào chân vịt khi tàu lặn sâu.
Với hình dáng bên ngoài nặng nề như vậy nhưng tàu ngầm Hoàng Sa lại hoạt động bằng hệ thống pin, điều khiển từ xa không người lái. Tàu có thể chạy 1 tiếng đồng hồ dưới nước sau 1 lần sạc pin.
Để tàu ngầm có thể lặn, nổi lên ý muốn, ông Ngà đã chế tạo bên trong tàu hai ngăn chứa nước, nước vào khoang thì tàu sẽ chìm, tàu nổi lên khi có hệ thống mô tơ tự động phun nước ra ngoài.
Bên cạnh đó, tàu ngầm Hoàng Sa còn được trang bị hệ thống camera ở phía đầu tàu để có thể quan sát xung quanh. Với bề dày vỏ tàu 5cm, tàu Hoàng Sa có thể chịu áp lực của dòng nước khi lặn xuống sâu. Điều khác lạ của tàu ngầm Hoàng Sa do ông Lê Ngà chế tạo so với các tàu ngầm Trường Sa, Yết Kiêu là không cần người lái bên trong mà có thể điều khiển từ xa bằng bộ điều khiển.
Ông Ngà cho biết: “Trước khi tôi sáng chế tàu ngầm Hoàng Sa điều khiển bằng bộ điều khiển thì ở Việt Nam không có ai chế tạo thành công, nên gặp khó khăn khi muốn tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tàu. Hơn 10 năm tham gia CLB máy bay mô hình đã cho tôi hiểu về cách vận hành điều khiển từ xa, thế là tôi áp dụng điều khiển từ xa của máy bay vào tàu ngầm. Muốn làm được thì phải thông thạo về nguyên lý hoạt động của điện và cơ khí”.
Để tạo nên chiếc tàu ngầm mô hình mang tên Hoàng Sa điều khiển từ xa ông Ngà đã mất hai năm nghiên cứu và gia công. Năm 2012 công việc chế tạo tàu ngầm được ông Ngà tiến hành khi ông tự mình chọn lựa vật liệu cho đến gia công bên ngoài, chế tạo bộ phận bên trong. Cuối năm 2014 chiếc tàu ngầm Hoàng Sa đã được đưa ra sông Hương cho hoạt động thử sau nhiều lần thử nghiệm ở bể bơi. Tại buổi thử nghiệm trên sông Hương, tàu ngầm đã phối hợp với bay mô hình biểu diễn và cho kết quả thành công khi con tàu di chuyển một cách nhẹ nhàng trên mặt nước với vận tốc của một người đi bộ.
“Khi thấy trên truyền hình Nhà nước ta bắt đầu tiến hành thương thảo mua tàu ngầm từ Nga về trang bị cho hải quân, khi đó ở Thái Bình có người sáng tạo thành công tàu ngầm tự lái mang tên quần đảo Trường Sa. Bản thân tôi là một người dân Việt Nam yêu nước, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của đất nước. Chính tình yêu biển đảo là lý do chính thôi thúc bản thân tôi nghiên cứu và chế tạo tàu ngầm Hoàng Sa, mặc dù công việc này tốn nhiều thời gian và tiền bạc” Ông Ngà chia sẽ.
Mặc dù tàu ngầm Hoàng Sa đã hoạt động bằng bộ điều khiển từ xa, nhưng ông Lê Ngà vẫn còn trăn trở khi tàu vẫn chưa hoàn chỉnh lắm. Bộ điều khiển tàu ngầm hiện nay là tận dụng bộ điều khiển từ máy bay mô hình nên chỉ cho phép tàu có thể lặn sâu 10 m, sâu quá thì tàu mất tín hiệu. Nếu tương lai có bộ điều khiển chuyên cho tàu ngầm thì tàu có thể lặn sâu hơn, tìm kiếm vật thể lạ và tìm kiếm xác người chết đuối thông qua hệ thống camera gắn bên trong tàu.
Trước khi chế tạo thành công tàu ngầm mô hình Hoàng Sa, ông Ngà đã sáng chế thành công xe tăng mô hình. Với kích thước 40 cm với động cơ nổ, xe tăng có thể di chuyển lên, xuống cùng với nòng pháo xoay tròn. Bên cạnh đó ông Ngà đang ấp ủ trong thời gian tới sẽ chế tạo một máy bay mô hình lên thẳng kiểu máy bay F135 của Hoa Kỳ.
PLO.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét