Tại Đối thoại chiến lược Việt - Anh thường niên tổ chức hôm nay (27/2), hai bên đánh giá cao việc trao đổi ngày càng sâu rộng tại các cuộc đối thoại quốc phòng nhằm thúc đẩy các sáng kiến song phương về hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng và an ninh hàng hải.
Đối thoại chiến lược do Thứ trưởng Ngoại giao Anh phụ trách Châu Á, ông Hugo Swire và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn chủ trì, tập trung trao đổi các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, an ninh, quốc phòng và các vấn đề toàn cầu.
Về hội nhập kinh tế, hai bên tái khẳng định cam kết của hai nước sớm kết thúc quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU, mở ra các cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp hainước.
Phía Anh đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế cũng như những nỗ lực trở thành một nền kinh tế thị trường. Để ghi nhận những thành quả của Việt Nam trong thực hiện cácMục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ,Anh sẽ ngừng chương trình viện trợ song phương cho Việt Nam vào tháng 3/2016, nhưng tiếp tục hỗ trợthông qua EU và các cơ chế đa phương như Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc.
Tại Đối thoại, hai bên cũng chia sẻ quan điểm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại khu vực là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, nhấn mạnh lập trường chung về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trao đổi thêm với báo chí sau Đối thoại, Thứ trưởng Hugo Swire nhận định: "Anh không đưa ra quan điểm về các lập trường chủ quyền trên Biển Đông, nhưng chúng tôi cho rằng luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS 1982) cần được tôn trọng. Chúng tôi rất quan ngại về những diễn biến căng thẳng trên vùng biển này và cho rằng đây là một vấn đề khu vực, nên được giải quyết bởi ASEAN cùng với những biện pháp mang tính đồng thuận".
"Tình hình Biển Đông không ảnh hưởng trực tiếp đến nước Anh, nhưng ảnh hưởng ở khía cạnh rất nhiều tuyến giao thương hàng hải trên thế giới đi qua vùng biển này, mà nước Anh có lợi ích kinh tế trong đó", ông Hugo Swire nói.
Từ đó, hai bên đánh giá cao việc trao đổi ngày càng sâu rộng tại các cuộc đối thoại quốc phòng nhằm thúc đẩy các sáng kiến song phươngvề hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng và an ninh hàng hải.
Các hỗ trợ của Anh để nâng cao năng lực quốc phòng Việt Nam hiện nay gồm đào tạo tiếng Anh cho quân đội, đưa sĩ quan Việt Nam sang Anh đào tạo, tổ chức các chuyến thăm của tàu hải quân, thúc đẩy mua sắm trang thiết bị quốc phòng, Anh có tùy viên quân sự tại Việt Nam và Việt Nam chuẩn bị có tùy viên quân sự tại Anh.
Phía Anh cũng đánh giá cao việc Việt Nam cử hai sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.
Hai bên cũng thảo luận các chủ đề cải cách giáo dục, hợp tác nghiên cứu và sáng tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự, phòng chống tham nhũng, chống buôn bán động vật hoang dã, phòng chống tội phạm có tổ chức, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người...
Chung Hoàng-VietNamNet
Đối thoại chiến lược do Thứ trưởng Ngoại giao Anh phụ trách Châu Á, ông Hugo Swire và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn chủ trì, tập trung trao đổi các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, an ninh, quốc phòng và các vấn đề toàn cầu.
Về hội nhập kinh tế, hai bên tái khẳng định cam kết của hai nước sớm kết thúc quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU, mở ra các cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp hainước.
Phía Anh đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế cũng như những nỗ lực trở thành một nền kinh tế thị trường. Để ghi nhận những thành quả của Việt Nam trong thực hiện cácMục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ,Anh sẽ ngừng chương trình viện trợ song phương cho Việt Nam vào tháng 3/2016, nhưng tiếp tục hỗ trợthông qua EU và các cơ chế đa phương như Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc.
Tại Đối thoại, hai bên cũng chia sẻ quan điểm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại khu vực là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, nhấn mạnh lập trường chung về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trao đổi thêm với báo chí sau Đối thoại, Thứ trưởng Hugo Swire nhận định: "Anh không đưa ra quan điểm về các lập trường chủ quyền trên Biển Đông, nhưng chúng tôi cho rằng luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS 1982) cần được tôn trọng. Chúng tôi rất quan ngại về những diễn biến căng thẳng trên vùng biển này và cho rằng đây là một vấn đề khu vực, nên được giải quyết bởi ASEAN cùng với những biện pháp mang tính đồng thuận".
"Tình hình Biển Đông không ảnh hưởng trực tiếp đến nước Anh, nhưng ảnh hưởng ở khía cạnh rất nhiều tuyến giao thương hàng hải trên thế giới đi qua vùng biển này, mà nước Anh có lợi ích kinh tế trong đó", ông Hugo Swire nói.
Từ đó, hai bên đánh giá cao việc trao đổi ngày càng sâu rộng tại các cuộc đối thoại quốc phòng nhằm thúc đẩy các sáng kiến song phươngvề hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng và an ninh hàng hải.
Các hỗ trợ của Anh để nâng cao năng lực quốc phòng Việt Nam hiện nay gồm đào tạo tiếng Anh cho quân đội, đưa sĩ quan Việt Nam sang Anh đào tạo, tổ chức các chuyến thăm của tàu hải quân, thúc đẩy mua sắm trang thiết bị quốc phòng, Anh có tùy viên quân sự tại Việt Nam và Việt Nam chuẩn bị có tùy viên quân sự tại Anh.
Phía Anh cũng đánh giá cao việc Việt Nam cử hai sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.
Hai bên cũng thảo luận các chủ đề cải cách giáo dục, hợp tác nghiên cứu và sáng tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, hợp tác năng lượng hạt nhân dân sự, phòng chống tham nhũng, chống buôn bán động vật hoang dã, phòng chống tội phạm có tổ chức, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người...
Chung Hoàng-VietNamNet
Nhận xét
Đăng nhận xét