(VnMedia) - Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây đã công khai phát biểu rằng, một trong những yêu sách chủ quyền chính của Trung Quốc ở Biển Đông không hề có bất kỳ cơ sở pháp lý nào theo luật quốc tế. Đòi hỏi mà ông Widodo nhắc đến ở đây là đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò phi pháp và phi lý của Trung Quốc. Theo đường lưỡi bò, Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và điều này vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế.
Những phát biểu của Tổng thống Indonesia Widodo được đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi cuối tuần với một tờ báo lớn của Nhật Bản khi ông này bắt đầu có chuyến công du đến Nhật Bản và Trung Quốc. Cuộc trả lời phỏng vấn này được đăng tải trên báo chí của Nhật Bản và thế giới trong mấy ngày nay và nó đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống Widodo lên tiếng thể hiện lập trường trong vấn đề Biển Đông kể từ khi ông này lên cầm quyền hồi tháng 10 năm ngoái.
Theo báo chí Nhật Bản, ông Widodo đã bác bỏ một trong những yêu sách chủ quyền chính của Bắc Kinh ở Biển Đông. Cụ thể, Tổng thống Indonesia đã nói: “Đường 9 đoạn mà Trung Quốc dùng để đánh dấu đường biên giới trên biển của họ không có cơ sở theo bất cứ luật pháp quốc tế nào”.
"Chúng ta cần hòa bình và sự ổn định ở Châu Á-Thái Bình Dương. Rất quan trọng để chúng ta duy trì sự ổn định về an ninh và chính trị nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển”, tờ Yomiuri của Nhật Bản dẫn lời cuộc trả lời phỏng vấn của ông Widodo hôm qua cho biết.
"Vì thế, chúng tôi ủng hộ Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông cũng như các cuộc đối thoại giữa Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN".
Các luật sư về luật biển đang chú ý đến việc Bắc Kinh thường xuyên đưa ra yêu sách chủ quyền dựa trên cái gọi là đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Theo yêu sách này, Trung Quốc đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông, chiếm 3,5 triệu km vuông ở vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên này.
Tổng thống Indonesia không nói đến yêu sách chung của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông mà chỉ đề cập đến đường 9 đoạn. Đường 9 đoạn liếm sâu vào trong trung tâm vùng biển của khu vực Đông Nam Á, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Widodo – ông Rizal Sukma hôm qua (23/3) cho hãng tin Reuters biết.
"Năm 2009, Indonesia đã gửi văn bản thể hiện lập trường chính thức của mình lên ủy ban Liên Hợp Quốc về việc phân định ranh giới thềm lục địa, nói rằng đường 9 đoạn không có cơ sở theo bất kỳ luật pháp quốc tế nào”, ông Sukma cho hay.
Biển Đông được xem là một trong những những điểm nóng nhất ở Châu Á hiện giờ. Các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở đây mang theo nguy cơ có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát bất kỳ lúc nào và có thể leo thang thành xung đột.
Phản ứng của Trung Quốc
Mặc dù bị Indonesia “tạt cho gáo nước lạnh” khi công khai bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dường như đã tìm cách nói giảm, nói tránh về những phát biểu của Tổng thống Widodo. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhắc lại lập trường của nước này về chủ quyền ở Biển Đông đồng thời tuyên bố các cuộc tranh chấp cần được giải quyết trực tiếp giữa các nước có liên quan.
"Cốt lõi của các cuộc tranh chấp ở Biển Đông là bởi vì sự chiếm đóng bất hợp pháp của một số nước đối với các hòn đảo và vùng nước xung quanh ở Biển Đông. Điều này là do có sự chồng lấn về chủ quyền ở Biển Đông”, phát ngôn viên Hồng Lỗi đã nói như vậy.
Đường 9 đoạn mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông liên tục vấp phải sự phản đối của các nước.
Indonesia – quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, vốn là một nước trung gian hòa giải trong các cuộc tranh chấp phức tạp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. “ Indonesia sẵn sàng tiếp tục giữ vị trí là một người trung gian hòa giải chân thành”, cố vấn Sukma cho biết.
Trong chuyến thăm đầu tiên đến Nhật Bản với tư cách là Tổng thống Indonesia, ông Widodo hôm qua đã có cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe. Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Indonesia và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác.
Thỏa thuận nói trên là nỗ lực mới nhất của Tokyo nhằm tăng cường thắt chặt các mối quan hệ an ninh với các quốc gia Đông Nam Á đồng thời tạo thế đối trọng với Trung Quốc.
Ngoài thỏa thuận quốc phòng, Nhật Bản đã nhất trí với Indonesia trong việc tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải và phát triển ngành công nghiệp liên quan đến hàng hải. Nhật Bản cũng thông báo khoản viện trợ phát triển chính thức trị giá 140 tỉ yên (1,17 tỉ USD) để giúp Indonesia xây dựng mạng lưới đường sắt.
Trước đó, Nhật Bản đã củng cố quan hệ đối tác với Philippines và Việt Nam – hai nước đều có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Bản thân Nhật Bản cũng có cuộc đối đầu quyết liệt và cay đắng với Trung Quốc vì cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Sau Nhật Bản, Tổng thống Indonesia Widodo cũng sẽ có chuyến thăm đến Trung Quốc. Indonesia và Trung Quốc cũng đang có một mối quan hệ quân sự phát triển hơn và Jakarta đã mua tên lửa cũng như một số vũ khí hạng nặng khác của Trung Quốc.
VnMedia
Những phát biểu của Tổng thống Indonesia Widodo được đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi cuối tuần với một tờ báo lớn của Nhật Bản khi ông này bắt đầu có chuyến công du đến Nhật Bản và Trung Quốc. Cuộc trả lời phỏng vấn này được đăng tải trên báo chí của Nhật Bản và thế giới trong mấy ngày nay và nó đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống Widodo lên tiếng thể hiện lập trường trong vấn đề Biển Đông kể từ khi ông này lên cầm quyền hồi tháng 10 năm ngoái.
Theo báo chí Nhật Bản, ông Widodo đã bác bỏ một trong những yêu sách chủ quyền chính của Bắc Kinh ở Biển Đông. Cụ thể, Tổng thống Indonesia đã nói: “Đường 9 đoạn mà Trung Quốc dùng để đánh dấu đường biên giới trên biển của họ không có cơ sở theo bất cứ luật pháp quốc tế nào”.
"Chúng ta cần hòa bình và sự ổn định ở Châu Á-Thái Bình Dương. Rất quan trọng để chúng ta duy trì sự ổn định về an ninh và chính trị nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển”, tờ Yomiuri của Nhật Bản dẫn lời cuộc trả lời phỏng vấn của ông Widodo hôm qua cho biết.
"Vì thế, chúng tôi ủng hộ Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông cũng như các cuộc đối thoại giữa Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN".
Các luật sư về luật biển đang chú ý đến việc Bắc Kinh thường xuyên đưa ra yêu sách chủ quyền dựa trên cái gọi là đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Theo yêu sách này, Trung Quốc đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông, chiếm 3,5 triệu km vuông ở vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên này.
Tổng thống Indonesia không nói đến yêu sách chung của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông mà chỉ đề cập đến đường 9 đoạn. Đường 9 đoạn liếm sâu vào trong trung tâm vùng biển của khu vực Đông Nam Á, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Widodo – ông Rizal Sukma hôm qua (23/3) cho hãng tin Reuters biết.
"Năm 2009, Indonesia đã gửi văn bản thể hiện lập trường chính thức của mình lên ủy ban Liên Hợp Quốc về việc phân định ranh giới thềm lục địa, nói rằng đường 9 đoạn không có cơ sở theo bất kỳ luật pháp quốc tế nào”, ông Sukma cho hay.
Biển Đông được xem là một trong những những điểm nóng nhất ở Châu Á hiện giờ. Các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở đây mang theo nguy cơ có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát bất kỳ lúc nào và có thể leo thang thành xung đột.
Phản ứng của Trung Quốc
Mặc dù bị Indonesia “tạt cho gáo nước lạnh” khi công khai bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dường như đã tìm cách nói giảm, nói tránh về những phát biểu của Tổng thống Widodo. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhắc lại lập trường của nước này về chủ quyền ở Biển Đông đồng thời tuyên bố các cuộc tranh chấp cần được giải quyết trực tiếp giữa các nước có liên quan.
"Cốt lõi của các cuộc tranh chấp ở Biển Đông là bởi vì sự chiếm đóng bất hợp pháp của một số nước đối với các hòn đảo và vùng nước xung quanh ở Biển Đông. Điều này là do có sự chồng lấn về chủ quyền ở Biển Đông”, phát ngôn viên Hồng Lỗi đã nói như vậy.
Đường 9 đoạn mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông liên tục vấp phải sự phản đối của các nước.
Indonesia – quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, vốn là một nước trung gian hòa giải trong các cuộc tranh chấp phức tạp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. “ Indonesia sẵn sàng tiếp tục giữ vị trí là một người trung gian hòa giải chân thành”, cố vấn Sukma cho biết.
Trong chuyến thăm đầu tiên đến Nhật Bản với tư cách là Tổng thống Indonesia, ông Widodo hôm qua đã có cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe. Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Indonesia và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác.
Thỏa thuận nói trên là nỗ lực mới nhất của Tokyo nhằm tăng cường thắt chặt các mối quan hệ an ninh với các quốc gia Đông Nam Á đồng thời tạo thế đối trọng với Trung Quốc.
Ngoài thỏa thuận quốc phòng, Nhật Bản đã nhất trí với Indonesia trong việc tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải và phát triển ngành công nghiệp liên quan đến hàng hải. Nhật Bản cũng thông báo khoản viện trợ phát triển chính thức trị giá 140 tỉ yên (1,17 tỉ USD) để giúp Indonesia xây dựng mạng lưới đường sắt.
Trước đó, Nhật Bản đã củng cố quan hệ đối tác với Philippines và Việt Nam – hai nước đều có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Bản thân Nhật Bản cũng có cuộc đối đầu quyết liệt và cay đắng với Trung Quốc vì cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Sau Nhật Bản, Tổng thống Indonesia Widodo cũng sẽ có chuyến thăm đến Trung Quốc. Indonesia và Trung Quốc cũng đang có một mối quan hệ quân sự phát triển hơn và Jakarta đã mua tên lửa cũng như một số vũ khí hạng nặng khác của Trung Quốc.
VnMedia
Nhận xét
Đăng nhận xét