Chuyển đến nội dung chính

Tàu ngầm Hắc Long (Black Dragon) Nhật Bản

Tàu ngầm Kokuryu (dịch ra tiếng Anh là Black Dragon - Rồng đen hay Hắc Long) số hiệu SS-506 là chiếc tàu thứ 6 thuộc lớp tàu ngầm Soryu. Con tàu được đặt ky vào ngày 21/1/2011, hạ thủy ngày 31/10/2013.


Theo tờ Japan Today, tàu Kokuryu có chi phí đóng 53.4 tỷ yen. Kokuryu là tên con rồng thiêng liêng bảo vệ phía Bắc trong truyền thuyết Nhật Bản.


Các tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu do Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Shipbuilding Corporation chế tạo cho JMSDF.

Theo kế hoạch, JMSDF sẽ được trang bị 10 tàu ngầm lớp Soryu. Đây là phiên bản cải tiến của tàu ngầm lớp Oyashio.



Một quan chức Nhật Bản khẳng định: "Tàu ngầm lớp Soryu có khả năng thực hiện nhiệm vụ dưới nước cao hơn những loại tàu ngầm khác, có đủ khả năng gánh vác trọng trách giám sát vùng biển xung quanh Nhật Bản".

Trước đó, tháng 10/2014, Nhật Bản đã tiến hành hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Soryu thứ 7.



Theo tờ Sankei Shimbun, các tàu ngầm lớp Soryu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.950 tấn (khi lặn 4.000 tấn), chiều dài 84m, rộng 9.1m.

Tàu được trang bị ống phóng ngư lôi có khả năng phóng tên lửa chống hạm, tốc độ khi lặn là 20 hải lý/h.



Sau khi Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đăng tải thông tin Nhật Bản biên chế tàu ngầm Kokuryu, cư dân mạng nước này đã đưa ra nhiều bình luận hiếu chiến, giễu cợt.

Một cư dân mạng viết: "Quay lưng lại với trào lưu lịch sử và chính nghĩa của nhân loại, đi ngược lại lương tri và công lý thì có vũ khí hiện đại hơn nữa cũng không tránh khỏi số phận thất bại và diệt vong".


"Thật đáng thương cho Nhật Bản, phải đầu tư nhiều tiền vào vũ khí nhưng cuối cùng lại trở thành mồi cho Trung Quốc dưới biển" - Một cư dân mạng khác bình luận.

Chỉ có một bộ phận nhỏ có phần tỏ ra lo ngại khi Nhật Bản tích cực tăng cường sức mạnh quân sự.

"Trung Quốc nên thông qua dự luật cấm xuất khẩu sang Nhật các tài nguyên, khoáng sản, thiết bị kỹ thuật... để chế tạo vũ khí" - Một cư dân mạng viết.

Theo Infonet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bộ tư lệnh tác chiến không giang mạng và Lực lượng 47

Đại tá Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, được điều sang làm Phó tư lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng, vừa được công bố thành lập ngày 8/1/2018. Tác chiến không gian mạng ở Quân khu 7 Báo Dân Trí cho hay ông Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước cũng như đưa ra chiến lược cho cuộc cách mạng số hiện nay." Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Viettel là tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là lớn nhất hiện nay và họ tập trung vào công nghệ thông tin và mạng, phù hợp với định hướng hiện đại hóa toàn diện của lực lượng tác chiến mạng." "Nếu theo dõi những sản phẩm công nghiệp quốc phòng mới nhất của Viettel thì thấy rõ là họ đầu tư cho các hệ thống quản lý big data cho quân đội và các tổ hợp radar hay không người lái cho không quân

Cách đơn giản để tải video YouTube về máy tính

Có nhiều công cụ để tải một video từ YouTube. Dưới đây là một trong những cách đơn giản nhất. Bước 1: Vào trang YouTube.com, mở video bạn muốn tải về. Bước 2: Trong thanh địa chỉ, thêm “ss” vào giữa “www.” và “youtube”. Địa chỉ URL của bạn trông sẽ giống như thế này: http://www.ssyoutube.com/watch?v=vDJDvit-dKw Bước 3: Nhấn phím Enter và bạn sẽ được chuyển tới trang SaveFrom.net , một website cho phép tải về video từ nhiều trang web nổi tiếng. Lưu ý: Theo mặc định, định dạng video được chọn cho bạn tải về là MP4. Bạn có thể nhấp chuột vào đường link “More” để xuất hiện thêm những định dạng như FLV và 3GP (cho thiết bị di động). Bước 4: Nhấn chọn định dạng và chất lượng video (ví dụ 360p, 480p, 720p) mà bạn muốn tải về. Quy trình tải sẽ được bắt đầu ngay sau đó. Theo ITC News

Biệt Đội Tiêm Kích - Full