Chuyển đến nội dung chính

Việt Nam ‘chi 4,3 tỷ đôla’ cho quân sự

Chính quyền Hà Nội tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự với mức tăng 9,6% trong năm 2014, lên 4,3 tỷ đôla, trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.


Tàu ngầm Kilo Hải Phòng cập cảng Cam Ranh

Đây là công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển.

Mức tăng chi tiêu quân sự của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và châu Đại Dương.

Theo Viện nghiên cứu này, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu quân sự của Việt Nam tăng nhanh tới 128%, và điều đó xuất phát từ tình hình căng thẳng với Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông).

Năm qua, chính quyền Bắc Kinh, quốc gia hiện có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Việt Nam và một số quốc gia khác trên biển Đông, chi tới 216 tỷ đôla cho quân sự.

Theo tổ chức của Thụy Điển, chi tiêu quân sự trên toàn thế giới năm 2014 đạt mức 1.776 tỷ đôla, chiếm 2.3% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, tức là giảm 0.4% so với năm 2013.

Trong số 15 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quân sự trong năm 2014, Mỹ vẫn đứng đầu, rồi tiếp theo sau là Trung Quốc và Nga.

Ba nước châu Á khác cũng nằm trong danh sách này là Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế cho biết rằng họ công bố số liệu trên dựa vào các nguồn thông tin mở, bao gồm cả một bản câu hỏi mà tổ chức này gửi tới chính phủ các nước hàng năm.

Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về các thông tin cũng như con số mà Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế đưa ra.

Theo Sách trắng về Quốc phòng của Việt Nam công bố lần gần đây nhất là năm 2009, Việt Nam đã chi hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội, cho ngân sách quốc phòng trong năm 2008.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng được báo chí trong nước dẫn lời cho biết sẽ công bố Sách trắng về Quốc phòng vào cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, cho tới này cuốn sách quan trọng về vấn đề quốc phòng vẫn chưa ra mắt.

Một hợp đồng quân sự lớn nhất của Việt Nam gần đây là việc mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.

Theo SIPRI, VOA

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bộ tư lệnh tác chiến không giang mạng và Lực lượng 47

Đại tá Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, được điều sang làm Phó tư lệnh - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng, vừa được công bố thành lập ngày 8/1/2018. Tác chiến không gian mạng ở Quân khu 7 Báo Dân Trí cho hay ông Trung "đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước cũng như đưa ra chiến lược cho cuộc cách mạng số hiện nay." Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Viettel là tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là lớn nhất hiện nay và họ tập trung vào công nghệ thông tin và mạng, phù hợp với định hướng hiện đại hóa toàn diện của lực lượng tác chiến mạng." "Nếu theo dõi những sản phẩm công nghiệp quốc phòng mới nhất của Viettel thì thấy rõ là họ đầu tư cho các hệ thống quản lý big data cho quân đội và các tổ hợp radar hay không người lái cho không quân

Cách đơn giản để tải video YouTube về máy tính

Có nhiều công cụ để tải một video từ YouTube. Dưới đây là một trong những cách đơn giản nhất. Bước 1: Vào trang YouTube.com, mở video bạn muốn tải về. Bước 2: Trong thanh địa chỉ, thêm “ss” vào giữa “www.” và “youtube”. Địa chỉ URL của bạn trông sẽ giống như thế này: http://www.ssyoutube.com/watch?v=vDJDvit-dKw Bước 3: Nhấn phím Enter và bạn sẽ được chuyển tới trang SaveFrom.net , một website cho phép tải về video từ nhiều trang web nổi tiếng. Lưu ý: Theo mặc định, định dạng video được chọn cho bạn tải về là MP4. Bạn có thể nhấp chuột vào đường link “More” để xuất hiện thêm những định dạng như FLV và 3GP (cho thiết bị di động). Bước 4: Nhấn chọn định dạng và chất lượng video (ví dụ 360p, 480p, 720p) mà bạn muốn tải về. Quy trình tải sẽ được bắt đầu ngay sau đó. Theo ITC News

Biệt Đội Tiêm Kích - Full