Lực lượng hải quân đánh bộ thuộc hải quân Việt Nam vừa tiến hành tập trận thực hiện khoa mục tái chiếm đảo, cuộc tập trận dường như để nhấn mạnh quan ngại của Việt Nam về thực trạng ngày càng phức tạp trên khu vực Biển Đông, IHS Jane’s đưa tin.
Cuộc diễn tập dường như là hành động nhấn mạnh quyết tâm của Hà Nội trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông trong bối cảnh khu vực ngày càng có nhiều diễn biến bất ổn.
Theo IHS, cảnh quay cuộc diễn tập được phát sóng vào ngày 25/7 trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN). Cuộc diễn tập bao gồm ít nhất 2 trong 3 tàu chở xe tăng lớp Polnochny (Dự án 771) và triển khai một số xe bọc thép lội nước hạng nhẹ PT-76.
Theo sau là lực lượng hải quân đánh bộ trên những chiến thuyền nhỏ và một số xe bọc thép BTR-60PB nặng 10 tấn được dàn trận trên các bãi biển. Cuộc tập trận có vẻ như không bao gồm hỏa lực hải quân hay yểm trợ trên không.
Theo một số nguồn tin, cuộc diễn tập được triển khai theo kế hoạch của Bộ tổng tham mưu và Quân chủng hải quân, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 đã thực hành cuộc diễn tập mang mật danh VTH-16 với nhiều nội dung diễn tập quan trọng gồm: hành quân vượt sông, hành quân dài ngày trên biển, đánh địch đổ bộ đường không.
Các xe tăng PT-76B bắt đầu tiến vào bờ biển “đang bị quân địch chiếm giữ”, phía sau là đội thuyền chở quân đổ bộ tiếp ứng.
Đặc biệt vào những ngày cuối của cuộc diễn tập, Lữ đoàn 147 đã hiệp đồng chặt chẽ với biên đội tàu chiến của Lữ đoàn 125 và Lữ đoàn 170 thực hành khoa mục đổ bộ tái chiếm đảo có bắn đạn thật.
Trong khi ngày tập trận thực tế không được tiết lộ, các nhà phân tích của IHS Jane’s suy đoán động thái trên có thể diễn ra sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) vào ngày 12/7 bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược, phi pháp ở Biển Đông.
Tòa Trọng Tài The Hague đã phán quyết rằng tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử trong phần lớn vùng biển tranh chấp là không có cơ sở pháp lý. Vụ kiện trọng tài của Philippines, với lí lẽ rằng hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế.
IHS Janes’s đánh giá, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu như toàn bộ Biển Đông trên cơ sở khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” với tài nguyên trong khu vực. Trung Quốc cũng đã ráo riết xây dựng bồi lấp, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trong vùng biển đang tranh chấp, và triển khai một số đường băng cũng như các thiết bị quân sự trên một số đảo nhân tạo nói trên. Điều này đã khiến gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng như Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Xe tăng PT-76B tiếp tục là mũi nhọn đột kích phá hủy từng hệ thống phòng ngự của quân địch, tái chiếm lại đảo.
Clip Hải quân đánh bộ tập tái chiếm đảo
Nguồn: QPVN, RFI, Báo Đất Việt, Kiến Thức.
Cuộc diễn tập dường như là hành động nhấn mạnh quyết tâm của Hà Nội trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông trong bối cảnh khu vực ngày càng có nhiều diễn biến bất ổn.
Theo IHS, cảnh quay cuộc diễn tập được phát sóng vào ngày 25/7 trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN). Cuộc diễn tập bao gồm ít nhất 2 trong 3 tàu chở xe tăng lớp Polnochny (Dự án 771) và triển khai một số xe bọc thép lội nước hạng nhẹ PT-76.
Theo sau là lực lượng hải quân đánh bộ trên những chiến thuyền nhỏ và một số xe bọc thép BTR-60PB nặng 10 tấn được dàn trận trên các bãi biển. Cuộc tập trận có vẻ như không bao gồm hỏa lực hải quân hay yểm trợ trên không.
Theo một số nguồn tin, cuộc diễn tập được triển khai theo kế hoạch của Bộ tổng tham mưu và Quân chủng hải quân, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 đã thực hành cuộc diễn tập mang mật danh VTH-16 với nhiều nội dung diễn tập quan trọng gồm: hành quân vượt sông, hành quân dài ngày trên biển, đánh địch đổ bộ đường không.
Các xe tăng PT-76B bắt đầu tiến vào bờ biển “đang bị quân địch chiếm giữ”, phía sau là đội thuyền chở quân đổ bộ tiếp ứng.
Đặc biệt vào những ngày cuối của cuộc diễn tập, Lữ đoàn 147 đã hiệp đồng chặt chẽ với biên đội tàu chiến của Lữ đoàn 125 và Lữ đoàn 170 thực hành khoa mục đổ bộ tái chiếm đảo có bắn đạn thật.
Trong khi ngày tập trận thực tế không được tiết lộ, các nhà phân tích của IHS Jane’s suy đoán động thái trên có thể diễn ra sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) vào ngày 12/7 bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược, phi pháp ở Biển Đông.
Tòa Trọng Tài The Hague đã phán quyết rằng tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử trong phần lớn vùng biển tranh chấp là không có cơ sở pháp lý. Vụ kiện trọng tài của Philippines, với lí lẽ rằng hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế.
IHS Janes’s đánh giá, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với hầu như toàn bộ Biển Đông trên cơ sở khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” với tài nguyên trong khu vực. Trung Quốc cũng đã ráo riết xây dựng bồi lấp, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trong vùng biển đang tranh chấp, và triển khai một số đường băng cũng như các thiết bị quân sự trên một số đảo nhân tạo nói trên. Điều này đã khiến gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng như Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Xe tăng PT-76B tiếp tục là mũi nhọn đột kích phá hủy từng hệ thống phòng ngự của quân địch, tái chiếm lại đảo.
Nguồn: QPVN, RFI, Báo Đất Việt, Kiến Thức.
Tiểu sử của cô bé này đến mức vậy sao?Tiểu sử ca sĩ nhí Phương mỹ Chi
Trả lờiXóa