Quan hệ quốc phòng Việt - Nhật, Việt - Mỹ ngày càng tốt, vì vậy cơ hội mua sắm vũ khí từ Nhật Bản và Mỹ của Việt Nam ngày càng cao hơn trong tương lai. Điều quan trọng là có sự cân nhắc kỹ càng.
Đoàn đại biểu quân đội Việt Nam sang thăm Nhật Bản và chụp ảnh trước máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản. Ảnh: Sohu.
Mua vũ khí của Nhật Bản có triển vọng lớn
Những năm gần đây, Nhật Bản trở thành đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Trong tương lai, Việt Nam có khả năng nhận được một lô máy bay chiến đấu F-15J từ Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản – Sina Trung Quốc ngày 14/11 dẫn các nguồn tin khẳng định.
Một dấu hiệu chứng minh cho khả năng trên sẽ xảy ra chính là trong một chuyến thăm Nhật Bản, đoàn đại biểu quân đội Việt Nam đã đến tham quan, khảo sát tình hình máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản. Hai bên còn chụp ảnh lưu niệm chung trước loại máy bay chiến đấu này.
Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của nhau ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai bên đều đặc biệt quan tâm đến tình hình khu vực, thường xuyên tiến hành trao đổi về các vấn đề quan trọng cùng quan tâm.
Ngoài tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, hợp tác quân sự Việt - Nhật cũng có sự phát triển tương ứng. Chẳng hạn, từ năm 2015 trở đi, Nhật Bản đã cung cấp 6 tàu tuần tra cũ cho lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam.
Trong thăm Việt Nam hồi tháng 1/2017, tại Hà Nội, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn cho biết sẽ thông qua sử dụng "khoản vay viện trợ phát triển chính thức" (ODA) để tiếp tục cung cấp 6 tàu tuần tra cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Nhật Bản còn có kế hoạch giúp Việt Nam đào tạo sĩ quan kỹ thuật, quân y và hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có ý định cung cấp máy bay tuần tra P-3C cũ, máy bay vận tải C-2 và thủy phi cơ US-2 cho Việt Nam.
Sina Trung Quốc cho rằng Việt Nam luôn rất muốn có được máy bay tuần tra P-3C của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ toàn diện lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam khi thăm Việt Nam vào hạ tuần tháng 5/2016, nhưng rất nhiều cam kết hoàn toàn chưa được thực hiện.
Vì vậy, Việt Nam đã chuyển mục tiêu hướng vào Nhật Bản cũng là hợp tình hợp lý. Việt Nam hy vọng Nhật Bản cung cấp máy bay tuần tra P-3C và Nhật Bản cũng có thể đáp ứng. Vì vậy, thông tin Việt Nam có thể nhận được một lô máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản hoàn toàn không phải không có căn cứ.
Hiện nay, trên phương diện chi viện tác chiến trên biển, trong không quân Việt Nam, ngoài máy bay chiến đấu Su-30MK2V có khả năng tác chiến đa năng, còn Su-22 và Su-27 lần lượt chỉ có khả năng tấn công đối hải và khả năng không chiến. Hơn nữa, khả năng không chiến của Su-27/30 chỉ có thể được coi là tốt, chứ không phải xuất sắc.
Trong tình hình chưa trang bị các máy bay chiến đấu đa dụng như Su-30SM, Su-35S hiện nay, nhập khẩu F-15J có thể tạm thời khắc phục được "điểm yếu" về khả năng không chiến của không quân Việt Nam.
Trong tương lai, Nhật Bản có thể cung cấp một lô máy bay chiến đấu F-15J đã được đại tu và nâng cấp cùng với hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật và thông tin liên quan cho Việt Nam. F-15J sẽ cùng với Su-22/27/30 hiện có của Việt Nam tạo thành lá chắn phòng không mạnh.
Vậy tính năng của máy bay chiến đấu F-15J như thế nào? Khi chiến đấu trên không ở cự ly gần, F-15J sẽ có ưu thế.
Ngay từ năm 1981, Nhật Bản đã nhập lô máy bay chiến đấu F-15J đầu tiên, sau đó tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi đã trở thành tổng thầu, tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ sản xuất một bộ phận linh kiện theo giấy phép của Mỹ, sản phẩm có được chính là máy bay chiến đấu F-15J một chỗ ngồi và máy bay chiến đấu - huấn luyện F-15DJ hai chỗ ngồi.
Có tài liệu cho biết, Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị tổng cộng 213 máy bay chiến đấu F-15J, là quốc gia trang bị F-15 nhiều nhất ngoài Mỹ, cho đến nay vẫn có 201 chiếc đang hoạt động.
Do thời gian thiết kế, chế tạo đã lâu, thiết bị điện tử hàng không của máy bay chiến đấu F-15J đã lạc hậu. Vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải tiến hiện đại hóa quy mô lớn đối với loại máy bay này, đến cuối năm 2014 đã hoàn thành cải tạo hiện đại hóa khoảng 100 chiếc.
Nhưng theo Sina Trung Quốc, do thời gian sử dụng đã quá lâu, hiện tượng lão hóa thân máy bay đã dần dần xuất hiện. Có tài liệu cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, máy bay F-15J Nhật Bản đã xảy ra hơn 70 vụ sự cố nghiêm trọng như rơi máy bay, rơi linh kiện.
Vì vậy, theo Sina Trung Quốc, Việt Nam mua máy bay chiến đấu F-15J cũ của Nhật Bản là "không sáng suốt". Nhưng nếu Nhật Bản chuyển nhượng cho Việt Nam bằng viện trợ ODA thì cũng có thể "tạm hài lòng", bởi vì Việt Nam hiện còn khó khăn về ngân sách quốc phòng.
Ngay từ năm 1981, Nhật Bản đã nhập lô máy bay chiến đấu F-15J đầu tiên, sau đó tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi đã trở thành tổng thầu, tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ sản xuất một bộ phận linh kiện theo giấy phép của Mỹ, sản phẩm có được chính là máy bay chiến đấu F-15J một chỗ ngồi và máy bay chiến đấu - huấn luyện F-15DJ hai chỗ ngồi.
Có tài liệu cho biết, Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị tổng cộng 213 máy bay chiến đấu F-15J, là quốc gia trang bị F-15 nhiều nhất ngoài Mỹ, cho đến nay vẫn có 201 chiếc đang hoạt động.
Do thời gian thiết kế, chế tạo đã lâu, thiết bị điện tử hàng không của máy bay chiến đấu F-15J đã lạc hậu. Vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải tiến hiện đại hóa quy mô lớn đối với loại máy bay này, đến cuối năm 2014 đã hoàn thành cải tạo hiện đại hóa khoảng 100 chiếc.
Nhưng theo Sina Trung Quốc, do thời gian sử dụng đã quá lâu, hiện tượng lão hóa thân máy bay đã dần dần xuất hiện. Có tài liệu cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, máy bay F-15J Nhật Bản đã xảy ra hơn 70 vụ sự cố nghiêm trọng như rơi máy bay, rơi linh kiện.
Vì vậy, theo Sina Trung Quốc, Việt Nam mua máy bay chiến đấu F-15J cũ của Nhật Bản là "không sáng suốt". Nhưng nếu Nhật Bản chuyển nhượng cho Việt Nam bằng viện trợ ODA thì cũng có thể "tạm hài lòng", bởi vì Việt Nam hiện còn khó khăn về ngân sách quốc phòng.
Máy bay chiến đấu F-16 cũ của Mỹ còn tốt
Cũng liên quan đến không quân Việt Nam, trang tin Eastday tiếng Trung ngày 15/11 cho rằng chủ lực của không quân Việt Nam hiện nay là các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 mua của Nga. Các máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam còn được không ngừng nâng cấp, việc trao đổi kinh nghiệm sử dụng Su-30 với Ấn Độ cũng diễn ra thường xuyên.
Không quân Việt Nam còn đang từng bước cho nghỉ hưu các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23 cũ, nhưng hiện còn chưa rõ Việt Nam sẽ mua sắm loại máy bay chiến đấu mới nào để thay thế.
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Mỹ cho biết Việt Nam có thể nhập khẩu vũ khí của họ. Việt Nam đã bày tỏ rất quan tâm đến máy bay chiến đấu F-16 và máy bay tuần tra P-3C cũ của quân đội Mỹ. Trong khi đó, quân đội Mỹ đang đẩy nhanh biên chế máy bay chiến đấu tàng hình mới F-35 với tốc độ trên 100 chiếc/năm.
Do đó, rất nhiều máy bay chiến đấu F-16 đang được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu, tình hình của những máy bay này còn tốt và còn có tuổi thọ rất dài. Khi không tiến hành bất cứ nâng cấp gì, tính năng của F-16 cũng rất tiên tiến. Nhưng Việt Nam hầu như còn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong khi đó, hiện nay, Nhật Bản cũng đang có kế hoạch trang bị máy bay chiến đấu F-35 để thay thế cho các máy bay chiến đấu như F-4EJ, F-2. F-4EJ và F-2 chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công đối đất, đối hải. Trong khi đó, chưa có dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ nhanh chóng cho các máy bay chiến đấu F-15J nghỉ hưu.
Trên thực tế, đối với không quân Việt Nam, ở góc độ phối hợp cao - thấp và kinh phí, Việt Nam có thể lựa chọn một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ như F-16 cũ của Mỹ hoặc các máy bay chiến đấu MiG-29SMT và MiG-35 của Nga để thay thế cho các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23.
Theo bài viết, mặc dù không quân Việt Nam chủ yếu biên chế các trang bị chính do Nga sản xuất, nhưng không quân Việt Nam rất quan tâm đến máy bay chiến đấu phương Tây, cộng với vấn đề kinh phí, khả năng Việt Nam lựa chọn máy bay chiến đấu F-16 cũ là cao hơn. Việt Nam không có bất cứ lý do gì để đồng thời duy trì hai loại máy bay chiến đấu hạng nặng.
Phong Vân/ Viettimes.vn
Đoàn đại biểu quân đội Việt Nam sang thăm Nhật Bản và chụp ảnh trước máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản. Ảnh: Sohu.
Mua vũ khí của Nhật Bản có triển vọng lớn
Những năm gần đây, Nhật Bản trở thành đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Trong tương lai, Việt Nam có khả năng nhận được một lô máy bay chiến đấu F-15J từ Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản – Sina Trung Quốc ngày 14/11 dẫn các nguồn tin khẳng định.
Một dấu hiệu chứng minh cho khả năng trên sẽ xảy ra chính là trong một chuyến thăm Nhật Bản, đoàn đại biểu quân đội Việt Nam đã đến tham quan, khảo sát tình hình máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản. Hai bên còn chụp ảnh lưu niệm chung trước loại máy bay chiến đấu này.
Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng của nhau ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai bên đều đặc biệt quan tâm đến tình hình khu vực, thường xuyên tiến hành trao đổi về các vấn đề quan trọng cùng quan tâm.
Ngoài tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, hợp tác quân sự Việt - Nhật cũng có sự phát triển tương ứng. Chẳng hạn, từ năm 2015 trở đi, Nhật Bản đã cung cấp 6 tàu tuần tra cũ cho lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam.
Trong thăm Việt Nam hồi tháng 1/2017, tại Hà Nội, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn cho biết sẽ thông qua sử dụng "khoản vay viện trợ phát triển chính thức" (ODA) để tiếp tục cung cấp 6 tàu tuần tra cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Nhật Bản còn có kế hoạch giúp Việt Nam đào tạo sĩ quan kỹ thuật, quân y và hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có ý định cung cấp máy bay tuần tra P-3C cũ, máy bay vận tải C-2 và thủy phi cơ US-2 cho Việt Nam.
Sina Trung Quốc cho rằng Việt Nam luôn rất muốn có được máy bay tuần tra P-3C của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ toàn diện lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam khi thăm Việt Nam vào hạ tuần tháng 5/2016, nhưng rất nhiều cam kết hoàn toàn chưa được thực hiện.
Vì vậy, Việt Nam đã chuyển mục tiêu hướng vào Nhật Bản cũng là hợp tình hợp lý. Việt Nam hy vọng Nhật Bản cung cấp máy bay tuần tra P-3C và Nhật Bản cũng có thể đáp ứng. Vì vậy, thông tin Việt Nam có thể nhận được một lô máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản hoàn toàn không phải không có căn cứ.
Hiện nay, trên phương diện chi viện tác chiến trên biển, trong không quân Việt Nam, ngoài máy bay chiến đấu Su-30MK2V có khả năng tác chiến đa năng, còn Su-22 và Su-27 lần lượt chỉ có khả năng tấn công đối hải và khả năng không chiến. Hơn nữa, khả năng không chiến của Su-27/30 chỉ có thể được coi là tốt, chứ không phải xuất sắc.
Trong tình hình chưa trang bị các máy bay chiến đấu đa dụng như Su-30SM, Su-35S hiện nay, nhập khẩu F-15J có thể tạm thời khắc phục được "điểm yếu" về khả năng không chiến của không quân Việt Nam.
Trong tương lai, Nhật Bản có thể cung cấp một lô máy bay chiến đấu F-15J đã được đại tu và nâng cấp cùng với hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật và thông tin liên quan cho Việt Nam. F-15J sẽ cùng với Su-22/27/30 hiện có của Việt Nam tạo thành lá chắn phòng không mạnh.
Vậy tính năng của máy bay chiến đấu F-15J như thế nào? Khi chiến đấu trên không ở cự ly gần, F-15J sẽ có ưu thế.
Ngay từ năm 1981, Nhật Bản đã nhập lô máy bay chiến đấu F-15J đầu tiên, sau đó tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi đã trở thành tổng thầu, tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ sản xuất một bộ phận linh kiện theo giấy phép của Mỹ, sản phẩm có được chính là máy bay chiến đấu F-15J một chỗ ngồi và máy bay chiến đấu - huấn luyện F-15DJ hai chỗ ngồi.
Có tài liệu cho biết, Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị tổng cộng 213 máy bay chiến đấu F-15J, là quốc gia trang bị F-15 nhiều nhất ngoài Mỹ, cho đến nay vẫn có 201 chiếc đang hoạt động.
Do thời gian thiết kế, chế tạo đã lâu, thiết bị điện tử hàng không của máy bay chiến đấu F-15J đã lạc hậu. Vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải tiến hiện đại hóa quy mô lớn đối với loại máy bay này, đến cuối năm 2014 đã hoàn thành cải tạo hiện đại hóa khoảng 100 chiếc.
Nhưng theo Sina Trung Quốc, do thời gian sử dụng đã quá lâu, hiện tượng lão hóa thân máy bay đã dần dần xuất hiện. Có tài liệu cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, máy bay F-15J Nhật Bản đã xảy ra hơn 70 vụ sự cố nghiêm trọng như rơi máy bay, rơi linh kiện.
Vì vậy, theo Sina Trung Quốc, Việt Nam mua máy bay chiến đấu F-15J cũ của Nhật Bản là "không sáng suốt". Nhưng nếu Nhật Bản chuyển nhượng cho Việt Nam bằng viện trợ ODA thì cũng có thể "tạm hài lòng", bởi vì Việt Nam hiện còn khó khăn về ngân sách quốc phòng.
Ngay từ năm 1981, Nhật Bản đã nhập lô máy bay chiến đấu F-15J đầu tiên, sau đó tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi đã trở thành tổng thầu, tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ sản xuất một bộ phận linh kiện theo giấy phép của Mỹ, sản phẩm có được chính là máy bay chiến đấu F-15J một chỗ ngồi và máy bay chiến đấu - huấn luyện F-15DJ hai chỗ ngồi.
Có tài liệu cho biết, Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị tổng cộng 213 máy bay chiến đấu F-15J, là quốc gia trang bị F-15 nhiều nhất ngoài Mỹ, cho đến nay vẫn có 201 chiếc đang hoạt động.
Do thời gian thiết kế, chế tạo đã lâu, thiết bị điện tử hàng không của máy bay chiến đấu F-15J đã lạc hậu. Vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu tiến hành cải tiến hiện đại hóa quy mô lớn đối với loại máy bay này, đến cuối năm 2014 đã hoàn thành cải tạo hiện đại hóa khoảng 100 chiếc.
Nhưng theo Sina Trung Quốc, do thời gian sử dụng đã quá lâu, hiện tượng lão hóa thân máy bay đã dần dần xuất hiện. Có tài liệu cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, máy bay F-15J Nhật Bản đã xảy ra hơn 70 vụ sự cố nghiêm trọng như rơi máy bay, rơi linh kiện.
Vì vậy, theo Sina Trung Quốc, Việt Nam mua máy bay chiến đấu F-15J cũ của Nhật Bản là "không sáng suốt". Nhưng nếu Nhật Bản chuyển nhượng cho Việt Nam bằng viện trợ ODA thì cũng có thể "tạm hài lòng", bởi vì Việt Nam hiện còn khó khăn về ngân sách quốc phòng.
Máy bay chiến đấu F-16 cũ của Mỹ còn tốt
Cũng liên quan đến không quân Việt Nam, trang tin Eastday tiếng Trung ngày 15/11 cho rằng chủ lực của không quân Việt Nam hiện nay là các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 mua của Nga. Các máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam còn được không ngừng nâng cấp, việc trao đổi kinh nghiệm sử dụng Su-30 với Ấn Độ cũng diễn ra thường xuyên.
Không quân Việt Nam còn đang từng bước cho nghỉ hưu các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23 cũ, nhưng hiện còn chưa rõ Việt Nam sẽ mua sắm loại máy bay chiến đấu mới nào để thay thế.
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Mỹ cho biết Việt Nam có thể nhập khẩu vũ khí của họ. Việt Nam đã bày tỏ rất quan tâm đến máy bay chiến đấu F-16 và máy bay tuần tra P-3C cũ của quân đội Mỹ. Trong khi đó, quân đội Mỹ đang đẩy nhanh biên chế máy bay chiến đấu tàng hình mới F-35 với tốc độ trên 100 chiếc/năm.
Do đó, rất nhiều máy bay chiến đấu F-16 đang được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu, tình hình của những máy bay này còn tốt và còn có tuổi thọ rất dài. Khi không tiến hành bất cứ nâng cấp gì, tính năng của F-16 cũng rất tiên tiến. Nhưng Việt Nam hầu như còn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Trong khi đó, hiện nay, Nhật Bản cũng đang có kế hoạch trang bị máy bay chiến đấu F-35 để thay thế cho các máy bay chiến đấu như F-4EJ, F-2. F-4EJ và F-2 chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công đối đất, đối hải. Trong khi đó, chưa có dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ nhanh chóng cho các máy bay chiến đấu F-15J nghỉ hưu.
Trên thực tế, đối với không quân Việt Nam, ở góc độ phối hợp cao - thấp và kinh phí, Việt Nam có thể lựa chọn một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ như F-16 cũ của Mỹ hoặc các máy bay chiến đấu MiG-29SMT và MiG-35 của Nga để thay thế cho các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-23.
Theo bài viết, mặc dù không quân Việt Nam chủ yếu biên chế các trang bị chính do Nga sản xuất, nhưng không quân Việt Nam rất quan tâm đến máy bay chiến đấu phương Tây, cộng với vấn đề kinh phí, khả năng Việt Nam lựa chọn máy bay chiến đấu F-16 cũ là cao hơn. Việt Nam không có bất cứ lý do gì để đồng thời duy trì hai loại máy bay chiến đấu hạng nặng.
Phong Vân/ Viettimes.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét