Báo Đất Việt cho biết theo thông tin từ phía Nga cho biết họ đang tích cực chào bán tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S cho Việt Nam và triển vọng được đánh giá là rất sáng sủa.
Sau khi biên chế đầy đủ 36 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 đã có nhận định cho rằng Việt Nam sẽ sớm tiến tới đặt hàng một biến thể Flanker tiên tiến hơn, hai ứng viên sáng giá nhất chính là Su-30SM và Su-35S.
Ban đầu tưởng như Su-30SM đã giành ưu thế rõ rệt, nhất là khi Việt Nam đưa phi công sang Ấn Độ học lái trên Su-30MKI - phiên bản tiền thân của Su-30SM. Tuy nhiên những diễn biến gần đây cho thấy khả năng cao là Việt Nam sẽ đầu tư tiến thẳng lên phiên bản Flanker tối tân nhất, chính là Su-35S.
Lúc này, mọi sự chú ý tập trung vào việc nếu Việt Nam quyết định đặt mua Su-35 thì số lượng sẽ là bao nhiêu chiếc. Để trả lời câu hỏi hãy nhìn lại lịch sử những lần đặt mua tiêm kích Flanker của Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu có tiêm kích thế hệ 4 vào năm 1995, khi chúng ta nhận 6 chiếc Su-27SK/UBK đầu tiên vào năm 1995. Sang năm 1996 lại nhận tiếp 6 tiêm kích Su-27 nữa theo hợp đồng thứ hai.
Số lượng đặt mua từng lô 6 chiếc một là nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi mà yêu cầu hiện đại hóa không quân để bảo vệ chủ quyền biển đảo trở nên cực kỳ cấp thiết.
Sau khi làm chủ dòng tiêm kích Su-27, đến năm 2004 đã biên chế phi đội 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên. Qua thời gian đánh giá tính năng kỹ càng, phải đến tận năm 2010 Việt Nam mới quyết định đặt mua 8 máy bay tiếp theo.
Căn cứ vào "thói quen mua sắm" để đánh giá kỹ tính năng tác dụng cùng với tình hình tài chính của nước nhà, đi kèm với năng lực sản xuất của Tập đoàn Sukhoi, đang có nhiều ý kiến nhận xét rằng nếu Việt Nam đặt mua Su-35S thì số lượng đợt đầu khó mà vượt qua con số 4.
Số lượng Su-35S như trên cũng có thể coi như tạm đủ so với nhu cầu trước mắt, phi đội này sẽ giữ vai trò chủ lực điều phối tác chiến cho các đơn vị Su-22, Su-27 và Su-30 thế hệ trước.
Hy vọng rằng sau thời gian khai thác sử dụng, số lượng Su-35S của Việt Nam sẽ gia tăng nhah chóng như trường hợp xảy ra với Su-30MK2 trước đây.
Sau khi biên chế đầy đủ 36 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 đã có nhận định cho rằng Việt Nam sẽ sớm tiến tới đặt hàng một biến thể Flanker tiên tiến hơn, hai ứng viên sáng giá nhất chính là Su-30SM và Su-35S.
Ban đầu tưởng như Su-30SM đã giành ưu thế rõ rệt, nhất là khi Việt Nam đưa phi công sang Ấn Độ học lái trên Su-30MKI - phiên bản tiền thân của Su-30SM. Tuy nhiên những diễn biến gần đây cho thấy khả năng cao là Việt Nam sẽ đầu tư tiến thẳng lên phiên bản Flanker tối tân nhất, chính là Su-35S.
Lúc này, mọi sự chú ý tập trung vào việc nếu Việt Nam quyết định đặt mua Su-35 thì số lượng sẽ là bao nhiêu chiếc. Để trả lời câu hỏi hãy nhìn lại lịch sử những lần đặt mua tiêm kích Flanker của Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu có tiêm kích thế hệ 4 vào năm 1995, khi chúng ta nhận 6 chiếc Su-27SK/UBK đầu tiên vào năm 1995. Sang năm 1996 lại nhận tiếp 6 tiêm kích Su-27 nữa theo hợp đồng thứ hai.
Số lượng đặt mua từng lô 6 chiếc một là nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi mà yêu cầu hiện đại hóa không quân để bảo vệ chủ quyền biển đảo trở nên cực kỳ cấp thiết.
Sau khi làm chủ dòng tiêm kích Su-27, đến năm 2004 đã biên chế phi đội 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên. Qua thời gian đánh giá tính năng kỹ càng, phải đến tận năm 2010 Việt Nam mới quyết định đặt mua 8 máy bay tiếp theo.
Căn cứ vào "thói quen mua sắm" để đánh giá kỹ tính năng tác dụng cùng với tình hình tài chính của nước nhà, đi kèm với năng lực sản xuất của Tập đoàn Sukhoi, đang có nhiều ý kiến nhận xét rằng nếu Việt Nam đặt mua Su-35S thì số lượng đợt đầu khó mà vượt qua con số 4.
Số lượng Su-35S như trên cũng có thể coi như tạm đủ so với nhu cầu trước mắt, phi đội này sẽ giữ vai trò chủ lực điều phối tác chiến cho các đơn vị Su-22, Su-27 và Su-30 thế hệ trước.
Hy vọng rằng sau thời gian khai thác sử dụng, số lượng Su-35S của Việt Nam sẽ gia tăng nhah chóng như trường hợp xảy ra với Su-30MK2 trước đây.
Nhận xét
Đăng nhận xét