Với tựa đề: “Nếu Việt Nam và Trung Quốc xảy ra chiến tranh: 5 loại vũ khí khiến Bắc Kinh run sợ”, tác giả Robert Farley từ National Interest đã điểm mặt 5 loại vũ khí làm Trung Quốc “mất ăn mất ngủ” mà Việt Nam đang sở hữu.
1. Chiến đấu cơ Su-27
Cả không quân Việt Nam và không quân Trung Quốc đều đã nâng cấp các chiến đấu cơ của mình. Đáng chú ý nhất trong số này là các máy bay thuộc dòng Su-27 Flanker. Việt Nam có khoảng 40 chiến đấu cơ Flanker các loại và đang đặt hàng thêm 20 chiếc nữa từ Nga. Ngoài nhiệm vụ phòng không đối không, những máy bay này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển của Trung Quốc với tên lửa hành trình tầm xa, độ chính xác cao.
Su-27
2. Tàu ngầm lớp Kilo
Các nhà phân tích đều đồng ý rằng hải quân Trung Quốc vẫn gặp vấn đề với chiến tranh chống tàu ngầm. Hạm đội dưới nước của Trung Quốc được tối ưu hóa để tấn công chống lại các tàu nổi, chứ không phải tàu ngầm.
Các tàu ngầm lớp Kilo hiện đại mà Việt Nam mới mua của Nga sẽ là vấn đề lớn với hải quân Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc cũng có tàu Kilo (và nhiều loại tàu ngầm khác) nhưng những tàu này chưa thể vô hiệu hóa được các tàu ngầm của Việt Nam. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có cả ngư lôi, tên lửa hành trình chống tàu và có thể là mối đe dọa lớn với các tàu chiến và hệ thống máy móc đặt ngoài khơi của Trung Quốc.
Việt Nam hiện có 2 tàu Kilo đang hoạt động và sắp đặt mua thêm 4 chiếc nữa. Mặc dù Trung Quốc có thể gây sức ép để Nga chậm chuyển giao tàu ngầm và vũ khí cho Việt Nam nhưng Moscow có vẻ không nghe theo.
3. Tên lửa hành trình P-800 Onyx
Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển nhiều loại tên lửa và hệ thống phòng chiến lược A2/AD. Với sức mạnh hiện nay của mình, Trung Quốc có thể quản lý hệ thống A2/AD còn non trẻ của các nước láng giềng. Cũng như Bắc Kinh, Việt Nam từ lâu đã xây dựng một loạt các hệ thống tên lửa hành trình. Giờ đây, Việt Nam có thể phóng tên lửa hành trình từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và các bệ phóng trên bờ. Khi kết hợp với nhau, những tên lửa này có thể tấn công tàu Trung Quốc từ nhiều hướng để áp đảo hệ thống phòng không trên tàu của hải quân Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ trên bờ của Việt Nam có thể sống sót sau vụ tấn công lớn từ phía Trung Quốc nhờ vào tên lửa đất đối đất P-800 Onyx. Một tên lửa Onyx với vận tốc 2,5 Mach, tầm bắn 180 dặm và mang đầu đạn 250 kg có thể khiến mọi loại tàu chiến Trung Quốc gặp phải một ngày tồi tệ nếu xung đột xảy ra. Được đặt tại những vị trí phòng thủ chiến lược, mạng lưới phòng không của quân đội Việt Nam, trong đó có tên lửa (kể cả những tên lửa hành trình tầm ngắn đời cũ) đều có thể giới hạn rất mạnh phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc.
4. Tổ hợp tên lửa S-300 SAM
Lực lượng phòng không Trung Quốc không thể chống lại tổ hợp phòng không tinh vi của Việt Nam nếu xung đột xảy ra. Muốn sử dụng lực lượng phòng không để chống lại Việt Nam, Trung Quốc phải trang bị hoặc tránh được lực lượng phòng không của Việt Nam. Các hoạt động chế áp phòng không đối phương là một trong những nhiệm vụ đòi hỏi tính tổ chức và cá nhân nhất so với những gì lực lượng phòng không có thể làm. Mỹ là nước đã phát triển được khả năng này qua kinh nghiệm từ các cuộc chiến ở Việt Nam, Kosovo và Iraq và thông qua các bài tập thực tế tại Nevada. Chúng tôi chưa biết lực lược phòng không Trung Quốc đã làm thế nào để phát triển kỹ năng cần thiết để đánh bại mạng lưới phòng không của Việt Nam. Nếu không thể, tên lửa đất đối đất của Việt Nam sẽ gây ra thiệt hại khủng khiếp cho máy bay và phi công của Trung Quốc.
Hệ thống tiên tiến nhất trong mạng lưới phòng không của Không quân việt Nam là S-300. Loại tên lửa này có thể theo dõi và tấn công hàng chục mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm. Hệ thống các điểm phòng thủ bổ sung có thể bảo vệ S-300 khỏi bị tấn công. Kết hợp với việc sử dụng máy bay chiến đấu, mạng lưới SAM sẽ rất khó bị hạ gục.
5. Lợi thế "chủ nhà"
Chiến tranh biên giới năm 1979, Trung Quốc đã cố "trừng phạt" Hà Nội bằng cách tung bộ binh và tổ chức cuộc xâm lược lớn vào các tỉnh phía bắc Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam đã xác định mục tiêu chính của Trung Quốc là tiêu diệt các đơn vị quân đội tốt nhất của mình. Do đó, quân đội Việt Nam tránh đối đầu với quy mô lớn cho đến khi quân đội Trung Quốc lọt vào các khu vực phục kích của mình. Thời điểm đó, cả 2 bên đều bị tổn thất nặng nề, cuối cùng, người Trung Quốc đã phải rút lui.
Quân đội cả 2 bên năm 1979 nhỏ hơn bây giờ rất nhiều, nhưng đã chuyên nghiệp hơn, được trang bị công nghệ hiện đại hơn và tổ chức tốt hơn. Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng đã nâng cao trình độ của sĩ quan, tiếp xúc với các đơn vị đào tạo và kinh nghiệm quốc tế, trang thiết bị được nâng cấp đáng kể.
Trong chiến tranh biên giới 1979, quân đội Việt Nam có lợi thế "sân nhà". Sự kiên cường của quân lính Việt Nam, thường xuyên chiến đấu với chiến thuật du kích trong điều kiện khắc nghiệt đã ngăn cản được cuộc xâm lược lớn của quân đội Trung Quốc từ các tỉnh phía Bắc.
Trong trường hợp nếu có chiến tranh xảy ra, quân đội Trung Quốc có thẻ giành chiến thắng áp đảo trên không, thì quân đội Việt Nam đã nhiều lần chứng minh khả năng tìm kiếm và tối đa hóa lợi thế sân nhà của mình.
1. Chiến đấu cơ Su-27
Cả không quân Việt Nam và không quân Trung Quốc đều đã nâng cấp các chiến đấu cơ của mình. Đáng chú ý nhất trong số này là các máy bay thuộc dòng Su-27 Flanker. Việt Nam có khoảng 40 chiến đấu cơ Flanker các loại và đang đặt hàng thêm 20 chiếc nữa từ Nga. Ngoài nhiệm vụ phòng không đối không, những máy bay này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển của Trung Quốc với tên lửa hành trình tầm xa, độ chính xác cao.
Su-27
2. Tàu ngầm lớp Kilo
Các nhà phân tích đều đồng ý rằng hải quân Trung Quốc vẫn gặp vấn đề với chiến tranh chống tàu ngầm. Hạm đội dưới nước của Trung Quốc được tối ưu hóa để tấn công chống lại các tàu nổi, chứ không phải tàu ngầm.
Các tàu ngầm lớp Kilo hiện đại mà Việt Nam mới mua của Nga sẽ là vấn đề lớn với hải quân Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc cũng có tàu Kilo (và nhiều loại tàu ngầm khác) nhưng những tàu này chưa thể vô hiệu hóa được các tàu ngầm của Việt Nam. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có cả ngư lôi, tên lửa hành trình chống tàu và có thể là mối đe dọa lớn với các tàu chiến và hệ thống máy móc đặt ngoài khơi của Trung Quốc.
Việt Nam hiện có 2 tàu Kilo đang hoạt động và sắp đặt mua thêm 4 chiếc nữa. Mặc dù Trung Quốc có thể gây sức ép để Nga chậm chuyển giao tàu ngầm và vũ khí cho Việt Nam nhưng Moscow có vẻ không nghe theo.
3. Tên lửa hành trình P-800 Onyx
Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển nhiều loại tên lửa và hệ thống phòng chiến lược A2/AD. Với sức mạnh hiện nay của mình, Trung Quốc có thể quản lý hệ thống A2/AD còn non trẻ của các nước láng giềng. Cũng như Bắc Kinh, Việt Nam từ lâu đã xây dựng một loạt các hệ thống tên lửa hành trình. Giờ đây, Việt Nam có thể phóng tên lửa hành trình từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và các bệ phóng trên bờ. Khi kết hợp với nhau, những tên lửa này có thể tấn công tàu Trung Quốc từ nhiều hướng để áp đảo hệ thống phòng không trên tàu của hải quân Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ trên bờ của Việt Nam có thể sống sót sau vụ tấn công lớn từ phía Trung Quốc nhờ vào tên lửa đất đối đất P-800 Onyx. Một tên lửa Onyx với vận tốc 2,5 Mach, tầm bắn 180 dặm và mang đầu đạn 250 kg có thể khiến mọi loại tàu chiến Trung Quốc gặp phải một ngày tồi tệ nếu xung đột xảy ra. Được đặt tại những vị trí phòng thủ chiến lược, mạng lưới phòng không của quân đội Việt Nam, trong đó có tên lửa (kể cả những tên lửa hành trình tầm ngắn đời cũ) đều có thể giới hạn rất mạnh phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc.
4. Tổ hợp tên lửa S-300 SAM
Lực lượng phòng không Trung Quốc không thể chống lại tổ hợp phòng không tinh vi của Việt Nam nếu xung đột xảy ra. Muốn sử dụng lực lượng phòng không để chống lại Việt Nam, Trung Quốc phải trang bị hoặc tránh được lực lượng phòng không của Việt Nam. Các hoạt động chế áp phòng không đối phương là một trong những nhiệm vụ đòi hỏi tính tổ chức và cá nhân nhất so với những gì lực lượng phòng không có thể làm. Mỹ là nước đã phát triển được khả năng này qua kinh nghiệm từ các cuộc chiến ở Việt Nam, Kosovo và Iraq và thông qua các bài tập thực tế tại Nevada. Chúng tôi chưa biết lực lược phòng không Trung Quốc đã làm thế nào để phát triển kỹ năng cần thiết để đánh bại mạng lưới phòng không của Việt Nam. Nếu không thể, tên lửa đất đối đất của Việt Nam sẽ gây ra thiệt hại khủng khiếp cho máy bay và phi công của Trung Quốc.
Hệ thống tiên tiến nhất trong mạng lưới phòng không của Không quân việt Nam là S-300. Loại tên lửa này có thể theo dõi và tấn công hàng chục mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm. Hệ thống các điểm phòng thủ bổ sung có thể bảo vệ S-300 khỏi bị tấn công. Kết hợp với việc sử dụng máy bay chiến đấu, mạng lưới SAM sẽ rất khó bị hạ gục.
5. Lợi thế "chủ nhà"
Chiến tranh biên giới năm 1979, Trung Quốc đã cố "trừng phạt" Hà Nội bằng cách tung bộ binh và tổ chức cuộc xâm lược lớn vào các tỉnh phía bắc Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam đã xác định mục tiêu chính của Trung Quốc là tiêu diệt các đơn vị quân đội tốt nhất của mình. Do đó, quân đội Việt Nam tránh đối đầu với quy mô lớn cho đến khi quân đội Trung Quốc lọt vào các khu vực phục kích của mình. Thời điểm đó, cả 2 bên đều bị tổn thất nặng nề, cuối cùng, người Trung Quốc đã phải rút lui.
Quân đội cả 2 bên năm 1979 nhỏ hơn bây giờ rất nhiều, nhưng đã chuyên nghiệp hơn, được trang bị công nghệ hiện đại hơn và tổ chức tốt hơn. Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng đã nâng cao trình độ của sĩ quan, tiếp xúc với các đơn vị đào tạo và kinh nghiệm quốc tế, trang thiết bị được nâng cấp đáng kể.
Trong chiến tranh biên giới 1979, quân đội Việt Nam có lợi thế "sân nhà". Sự kiên cường của quân lính Việt Nam, thường xuyên chiến đấu với chiến thuật du kích trong điều kiện khắc nghiệt đã ngăn cản được cuộc xâm lược lớn của quân đội Trung Quốc từ các tỉnh phía Bắc.
Trong trường hợp nếu có chiến tranh xảy ra, quân đội Trung Quốc có thẻ giành chiến thắng áp đảo trên không, thì quân đội Việt Nam đã nhiều lần chứng minh khả năng tìm kiếm và tối đa hóa lợi thế sân nhà của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét