Năm 2017 sắp kết thúc đã trở thành một năm thành công nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua, đất nước đã đạt được kết quả kỷ lục trong nhiều lĩnh vực.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia hàng đầu của Nga về nền kinh tế Việt Nam, Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển kinh tế ổn định.
"Chứng tỏ về điều đó là nhiều chỉ số kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP 6,7% đạt mức tăng trưởng cao nhất trong gần 10 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một thành tựu quan trọng là cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Chứng tỏ về điều đó là khối lượng đầu tư thu hút trong năm nay — 33 tỷ USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Việt Nam thu hút ngày càng nhiều dự án nước ngoài lớn. Ngành ngoại thương tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao chưa từng thấy. Theo Tổng cục Hải quan dự kiến, tới hết năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước sẽ đạt mức 410 tỷ USD, mức thặng dư thương mại sẽ khoảng 3 tỷ USD. Cần lưu ý rằng, Việt Nam thực hiện nhanh hơn mục tiêu tổng kim ngạch tăng thêm 100 tỷ USD.
Việt Nam đã mất 6 năm để con số này từ 30 tỷ USD lên mốc 100 tỷ USD, và chỉ mất 2 năm để đạt mốc 400 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu. Một yếu tố quan trọng là nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với định hướng xuất khẩu. Cùng với mức tăng trưởng gần 12% của ngành công nghiệp chế biến, khu vực dịch vụ của Việt Nam cũng đạt được mức tăng trưởng tốt - 7,3%.
Hiện nay dịch vụ càng ngày càng chiếm thị phần lớn của thương mại toàn cầu, và khu vực này đang thu hút sự chú ý lớn. Dự trữ ngoại hối quốc gia đã tăng kỷ lục, đạt 46 tỷ USD, yếu tố này cũng rất quan trọng đối với sự ổn định kinh tế cũng như mức lạm phát thấp, chỉ có 1,6%. Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong năm nay lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Việt Nam đã hoàn thành cả 13 chỉ tiêu kinh tế — xã hội."
GDP Việt Nam đạt gần 220 tỷ USD, và tính theo GDP ngang giá sức mua thì GDP của Việt Nam được lên gần 600 tỷ USD. Việt Nam đang tiến nhanh tới con số một nghìn tỷ USD. Đây là tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, mà mới gần đây không ai có thể tin được. Kết quả này đã đạt được nhờ chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo đất nước. Ở đây cách đánh giá của tôi mâu thuẫn với ước tính của một số chuyên gia phương Tây.
Họ cho rằng những trở ngại nghiêm trọng đối với sự phát triển của Việt Nam là sự thống trị của khu vực công, quản lý nhà nước mạnh quá mức, điều kiện không thuận lợi cho vốn nước ngoài. Nếu ban lãnh đạo đất nước thực thi chính sách không đúng đắn thì không thể đạt được những kết quả như vậy. Và các tài sản chính cần phải thuộc quyền sở hữu nhà nước. Nếu hơn một nửa tài sản nhà nước bị cổ phần hóa, thì đây sẽ là cảnh hara-kiri của chủ quyền kinh tế.
Theo tính toán của tôi, chu kỳ kinh tế của Việt Nam thường kéo dài từ 9 đến 11 năm. Như vậy, sự tăng trưởng chắc chắn sẽ tiếp tục thêm 2-3 năm nữa, sau đó sẽ bắt đầu quá trình suy thoái, giai đoạn không tránh khỏi trong sản xuất tư bản. Các nhà kinh tế, bao gồm cả các chuyên gia Việt Nam, chỉ ra rằng, Việt Nam không thể duy trì trong một thời gian dài những lợi thế hiện nay như nguồn lao động trẻ và lao động giá rẻ. Đất nước cần phải chuyển sang mô hình kinh tế sáng tạo, cần phải tăng năng suất lao động và hiện đại hóa nông nghiệp.
Trong tương lai Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng khác. Đây là việc đẩy mạnh tự động hóa và sử dụng công nghệ robot trong sản xuất tại các nước phương Tây, chủ yếu ở Mỹ. Kết quả là các nước này sẽ không có nhu cầu đặt cơ sở sản xuất ở Đông Nam Á.
Một vấn đề nghiêm trọng hơn là quá trình biến đổi khí hậu làm tăng mực nước đại dương. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên chịu tác động mạnh của hiện tượng này. Theo đánh gía cho biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển tăng 1-2 m, cả thung lũng sông Hồng, và đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập sâu, điều đó sẽ gây ra làn sóng người di cư khổng lồ. Bây giờ vấn đề này đang được nghiên cứu, các chương trình liên quan đang được chuẩn bị. Nhưng, đây là vấn đề tương lai. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định, và các ngân hàng thế giới và các cơ quan đánh giá đưa ra những dự báo lạc quan nhất cho sự phát triển của Việt Nam trong năm tới.
Nguồn: Sputnit News
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia hàng đầu của Nga về nền kinh tế Việt Nam, Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển kinh tế ổn định.
"Chứng tỏ về điều đó là nhiều chỉ số kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP 6,7% đạt mức tăng trưởng cao nhất trong gần 10 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một thành tựu quan trọng là cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Chứng tỏ về điều đó là khối lượng đầu tư thu hút trong năm nay — 33 tỷ USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Việt Nam thu hút ngày càng nhiều dự án nước ngoài lớn. Ngành ngoại thương tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao chưa từng thấy. Theo Tổng cục Hải quan dự kiến, tới hết năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước sẽ đạt mức 410 tỷ USD, mức thặng dư thương mại sẽ khoảng 3 tỷ USD. Cần lưu ý rằng, Việt Nam thực hiện nhanh hơn mục tiêu tổng kim ngạch tăng thêm 100 tỷ USD.
Việt Nam đã mất 6 năm để con số này từ 30 tỷ USD lên mốc 100 tỷ USD, và chỉ mất 2 năm để đạt mốc 400 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu. Một yếu tố quan trọng là nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với định hướng xuất khẩu. Cùng với mức tăng trưởng gần 12% của ngành công nghiệp chế biến, khu vực dịch vụ của Việt Nam cũng đạt được mức tăng trưởng tốt - 7,3%.
Hiện nay dịch vụ càng ngày càng chiếm thị phần lớn của thương mại toàn cầu, và khu vực này đang thu hút sự chú ý lớn. Dự trữ ngoại hối quốc gia đã tăng kỷ lục, đạt 46 tỷ USD, yếu tố này cũng rất quan trọng đối với sự ổn định kinh tế cũng như mức lạm phát thấp, chỉ có 1,6%. Việt Nam tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong năm nay lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Việt Nam đã hoàn thành cả 13 chỉ tiêu kinh tế — xã hội."
Kết quả của những thành tựu này là Việt Nam đã tăng mấy bậc trong bảng xếp hạng các nền kinh tế phát triển, — giáo sư Mazyrin nói tiếp.
GDP Việt Nam đạt gần 220 tỷ USD, và tính theo GDP ngang giá sức mua thì GDP của Việt Nam được lên gần 600 tỷ USD. Việt Nam đang tiến nhanh tới con số một nghìn tỷ USD. Đây là tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, mà mới gần đây không ai có thể tin được. Kết quả này đã đạt được nhờ chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo đất nước. Ở đây cách đánh giá của tôi mâu thuẫn với ước tính của một số chuyên gia phương Tây.
Họ cho rằng những trở ngại nghiêm trọng đối với sự phát triển của Việt Nam là sự thống trị của khu vực công, quản lý nhà nước mạnh quá mức, điều kiện không thuận lợi cho vốn nước ngoài. Nếu ban lãnh đạo đất nước thực thi chính sách không đúng đắn thì không thể đạt được những kết quả như vậy. Và các tài sản chính cần phải thuộc quyền sở hữu nhà nước. Nếu hơn một nửa tài sản nhà nước bị cổ phần hóa, thì đây sẽ là cảnh hara-kiri của chủ quyền kinh tế.
Theo tính toán của tôi, chu kỳ kinh tế của Việt Nam thường kéo dài từ 9 đến 11 năm. Như vậy, sự tăng trưởng chắc chắn sẽ tiếp tục thêm 2-3 năm nữa, sau đó sẽ bắt đầu quá trình suy thoái, giai đoạn không tránh khỏi trong sản xuất tư bản. Các nhà kinh tế, bao gồm cả các chuyên gia Việt Nam, chỉ ra rằng, Việt Nam không thể duy trì trong một thời gian dài những lợi thế hiện nay như nguồn lao động trẻ và lao động giá rẻ. Đất nước cần phải chuyển sang mô hình kinh tế sáng tạo, cần phải tăng năng suất lao động và hiện đại hóa nông nghiệp.
Trong tương lai Việt Nam sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng khác. Đây là việc đẩy mạnh tự động hóa và sử dụng công nghệ robot trong sản xuất tại các nước phương Tây, chủ yếu ở Mỹ. Kết quả là các nước này sẽ không có nhu cầu đặt cơ sở sản xuất ở Đông Nam Á.
Một vấn đề nghiêm trọng hơn là quá trình biến đổi khí hậu làm tăng mực nước đại dương. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên chịu tác động mạnh của hiện tượng này. Theo đánh gía cho biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển tăng 1-2 m, cả thung lũng sông Hồng, và đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập sâu, điều đó sẽ gây ra làn sóng người di cư khổng lồ. Bây giờ vấn đề này đang được nghiên cứu, các chương trình liên quan đang được chuẩn bị. Nhưng, đây là vấn đề tương lai. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định, và các ngân hàng thế giới và các cơ quan đánh giá đưa ra những dự báo lạc quan nhất cho sự phát triển của Việt Nam trong năm tới.
Nguồn: Sputnit News
Nhận xét
Đăng nhận xét