Trong phóng sự "Nơi khởi nguồn những con tàu" trên VTV2 giới thiệu về Viện Thiết kế tàu quân sự đã cho thấy đồ họa về 1 mẫu tàu chiến thế hệ mới có khả năng tàng hình.
Theo đó, mẫu tàu này xuất hiện dưới dạng đồ họa cơ bản và không có thông số kỹ thuật chi tiết nhưng cũng cho chúng ta thấy được một số điểm ưu việt.
Dường như con tàu nói trên có kích thước lớn hơn hẳn so với các tàu tên lửa lớp Molniya mà chúng ta đã tự đóng loạt thành công 6 tàu ở trong nước. Tuy nhiên, nó lại nhỏ hơn các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9.
Lượng giãn nước của mẫu tàu nói trên có thể rơi vào khoảng từ 1.200-1.500 tấn (tùy vào cấu hình vũ khí bố trí trên tàu), chiều dài vào khoảng từ 80-90m.
Điểm đặc biệt nhất là thiết kế tàu cho thấy nó có sẵn thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu, do đó con tàu có thể thực hiện được nhiệm vụ chống ngầm. Bên cạnh đó, khả năng cao là tàu sẽ được trang bị các hệ thống bệ phóng thẳng đứng đa năng, có khả năng lắp nhiều loại vũ khí từ chống hạm cho tới phòng không tầm gần và tầm trung.
Ngoài ra, thiết kế cấu trúc thân tàu và thượng tầng khá tân tiến, bắt kịp với tư duy thiết kế các tàu hộ vệ và khinh hạm tên lửa hiện đại trên thế giới, nhờ vậy con tàu này dường như sẽ có khả năng tàng hình nhẹ — một trong những yêu cầu bắt buộc của hầu hết các chiến hạm hàng đầu thế giới hiện nay.
Chưa rõ quá trình thiết kế mẫu tàu nói trên đã đi đến bước nào. Nhưng với việc nghiên cứu, thiết kế mẫu tàu chiến đấu có kích thước lớn hơn các tàu tên lửa lớp Molniya hay tàu pháo TT-400TP cho thấy chúng ta đã sẵn sàng tiến tới làm chủ việc đóng mới trong nước các tàu chiến có lượng giãn nước lớn.
Tất nhiên, để đi được từ thiết kế ban đầu cho tới hoàn thiện và tiến hành đóng mới, tích hợp vũ khí thì sẽ còn phải mất một khoảng thời gian rất dài, có thể 3-5 năm hay hơn nữa.
Tuy vậy, một khi Việt Nam tự chủ được việc tự đóng từ A-Z thì sẽ đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc trong lĩnh vực thiết kế, đóng mới tàu chiến có khả năng tàng hình cỡ nhỏ và vừa mà không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài cũng như tiết kiệm một phần ngân sách rất lớn nếu phải đi nhập khẩu.
Qua đó, giúp nhanh chóng tăng số lượng tàu thế hệ mới, thay dần cho các tàu thế hệ cũ, tạo ra sức mạnh mới để Hải quân Việt Nam làm chủ và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng tiêng của Tổ quốc.
Tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng rời quân cảng Cam Ranh dự duyệt binh tàu quốc tế tại Ấn Độ và thăm Singapore
Viện Thiết kế tàu quân sự (được thành lập vào năm 2009) với chức năng là cơ sở nghiên cứu, thiết kế đầu ngành trong lĩnh vực đóng tàu quân sự của Bộ Quốc phòng. Đặc biệt hơn, đây là nơi tư vấn cho Bộ Quốc phòng về định hướng quy hoạch phát triển, đóng tàu quân sự.
Viện Thiết kế tàu quân sự đã được Bộ Quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trang bị các hệ thống máy tính chuyên dụng với các phần mềm chuyên dụng thiết kế tàu hiện đại, phòng thí nghiệm và xưởng chế thử với các máy móc và trang thiết bị đo lường, kiểm thử hiện đại.
Trong tương lai không xa, Viện Thiết kế tàu quân sự sẽ làm chủ thiết kế các tàu quân sự như: tàu tuần tra cao tốc, tàu bổ trợ hiện đại, tiến tới phối hợp triển khai thiết kế, tích hợp vũ khí, khí tài cho các tàu chiến đấu, phù hợp với nhu cầu trang bị của các lực lượng trong quân đội.
Theo: Thời Đại
Theo đó, mẫu tàu này xuất hiện dưới dạng đồ họa cơ bản và không có thông số kỹ thuật chi tiết nhưng cũng cho chúng ta thấy được một số điểm ưu việt.
Dường như con tàu nói trên có kích thước lớn hơn hẳn so với các tàu tên lửa lớp Molniya mà chúng ta đã tự đóng loạt thành công 6 tàu ở trong nước. Tuy nhiên, nó lại nhỏ hơn các tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9.
Lượng giãn nước của mẫu tàu nói trên có thể rơi vào khoảng từ 1.200-1.500 tấn (tùy vào cấu hình vũ khí bố trí trên tàu), chiều dài vào khoảng từ 80-90m.
Điểm đặc biệt nhất là thiết kế tàu cho thấy nó có sẵn thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu, do đó con tàu có thể thực hiện được nhiệm vụ chống ngầm. Bên cạnh đó, khả năng cao là tàu sẽ được trang bị các hệ thống bệ phóng thẳng đứng đa năng, có khả năng lắp nhiều loại vũ khí từ chống hạm cho tới phòng không tầm gần và tầm trung.
Ngoài ra, thiết kế cấu trúc thân tàu và thượng tầng khá tân tiến, bắt kịp với tư duy thiết kế các tàu hộ vệ và khinh hạm tên lửa hiện đại trên thế giới, nhờ vậy con tàu này dường như sẽ có khả năng tàng hình nhẹ — một trong những yêu cầu bắt buộc của hầu hết các chiến hạm hàng đầu thế giới hiện nay.
Chưa rõ quá trình thiết kế mẫu tàu nói trên đã đi đến bước nào. Nhưng với việc nghiên cứu, thiết kế mẫu tàu chiến đấu có kích thước lớn hơn các tàu tên lửa lớp Molniya hay tàu pháo TT-400TP cho thấy chúng ta đã sẵn sàng tiến tới làm chủ việc đóng mới trong nước các tàu chiến có lượng giãn nước lớn.
Tất nhiên, để đi được từ thiết kế ban đầu cho tới hoàn thiện và tiến hành đóng mới, tích hợp vũ khí thì sẽ còn phải mất một khoảng thời gian rất dài, có thể 3-5 năm hay hơn nữa.
Tuy vậy, một khi Việt Nam tự chủ được việc tự đóng từ A-Z thì sẽ đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc trong lĩnh vực thiết kế, đóng mới tàu chiến có khả năng tàng hình cỡ nhỏ và vừa mà không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài cũng như tiết kiệm một phần ngân sách rất lớn nếu phải đi nhập khẩu.
Qua đó, giúp nhanh chóng tăng số lượng tàu thế hệ mới, thay dần cho các tàu thế hệ cũ, tạo ra sức mạnh mới để Hải quân Việt Nam làm chủ và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng tiêng của Tổ quốc.
Tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng rời quân cảng Cam Ranh dự duyệt binh tàu quốc tế tại Ấn Độ và thăm Singapore
Viện Thiết kế tàu quân sự (được thành lập vào năm 2009) với chức năng là cơ sở nghiên cứu, thiết kế đầu ngành trong lĩnh vực đóng tàu quân sự của Bộ Quốc phòng. Đặc biệt hơn, đây là nơi tư vấn cho Bộ Quốc phòng về định hướng quy hoạch phát triển, đóng tàu quân sự.
Viện Thiết kế tàu quân sự đã được Bộ Quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trang bị các hệ thống máy tính chuyên dụng với các phần mềm chuyên dụng thiết kế tàu hiện đại, phòng thí nghiệm và xưởng chế thử với các máy móc và trang thiết bị đo lường, kiểm thử hiện đại.
Trong tương lai không xa, Viện Thiết kế tàu quân sự sẽ làm chủ thiết kế các tàu quân sự như: tàu tuần tra cao tốc, tàu bổ trợ hiện đại, tiến tới phối hợp triển khai thiết kế, tích hợp vũ khí, khí tài cho các tàu chiến đấu, phù hợp với nhu cầu trang bị của các lực lượng trong quân đội.
Theo: Thời Đại
Nhận xét
Đăng nhận xét