Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2014

Việt Nam đã có phương án phòng bị với Nam Hải số 9

Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm – Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, đơn vị này đã nhận chỉ đạo từ cấp trên về việc theo dõi sát sao giàn khoan “Nam Hải số 9”. Trao đổi thêm với PV chiều 19/6 xung quanh thông tin Trung Quốc kéo giàn khoan thứ 2 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm nói: Cảnh sát biển đã có phương án phòng bị tất cả các tình huống. Tuy nhiên, “theo chủ trương chung, chúng tôi nắm được để chuẩn bị thôi”, vị Tư lệnh nói. Giàn khoan “Nam Hải số 9″ của Trung Quốc. Ảnh: Shipspotting Theo Thiếu tướng Đạm, mọi hành vi nôn nóng sẽ không giải quyết được vấn đề. Đặc biệt, với Trung Quốc, Việt Nam rất cần sự kiên trì, sử dụng đồng thời tất cả các biện pháp. Trả lời câu hỏi của phóng viên về những quan ngại xung quanh việc giàn khoan thứ 2 này có thể dịch chuyển bất cứ lúc nào, vị Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết: “Chúng ta còn quan ngại nhiều thứ chứ đâu phải chỉ có một vấn đề giàn khoan”. Tối qua (18/6) trên website của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết, ngày 18-20/6 đưa giàn

Biển Đông : Không nên để Trung Quốc tự do lợi dụng Liên Hiệp Quốc

Sau khi đưa giàn khoan HD-981 vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, và bị tố cáo trước công luận quốc tế, Trung Quốc đã phản pháo bằng một bản "tuyên bố lập trường" gởi lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong bài phân tích : "Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông : Cứ thử xem !", trên báo The Diplomat ngày 16/06/2014, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho đấy là một mưu toan lợi dụng Liên Hiệp Quốc "để được cả chì lẫn chài" và cần phải vạch trần. RFI xin giới thiệu toàn văn bài viết. Đòi hỏi chủ quyền trên biển của các quốc gia ven Biển Đông. Ảnh : Bộ Quốc phòng Mỹ Cuộc đối đầu trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam về vụ hạ đặt giàn khoan HYSY 981 (HD-981) trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông - bắt đầu từ đầu tháng Năm - đã bước vào tuần lễ thứ bảy. Ngày 09/06/2014, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt trận mới, khi ông Vương Dân (Wang Min), Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, chuyển đến Tổng thư ký

Quân đội Bắc Triều Tiên khoe cơ bắp với tên lửa Kh-35

Một cơ quan nghiên cứu Mỹ ngày 17/06/2014 cho biết Bắc Triều Tiên có thể đang sở hữu loại hỏa tiễn là bản sao tên lửa chống hạm KH-35 của Nga. Đây là bước mới nhất trong nỗ lực tăng cường khả năng tấn công trên biển của Bình Nhưỡng. Một phim tuyên truyền của Nhà nước được phổ biến trên mạng xã hội kể cả YouTube có một đoạn ngắn cho thấy một hỏa tiễn được bắn ra từ một chiến hạm. Chuyên gia về kiểm soát vũ khí Jeffrey Lewis trên trang web 38 North của Viện Mỹ-Hàn thuộc trường đại học Johns Hopkins cho rằng, loại vũ khí này có thể đánh dấu « một tiềm năng gây bất ổn mới » của Bắc Triều Tiên. Hình ảnh tên lửa được cho là Kh-35 xuất hiện ở phút thứ 48:09 Ông Lewis nhận dạng loại hỏa tiễn trên là bản sao của tên lửa KH-35, loại hỏa tiễn hành trình đối hạm do Nga sản xuất trong thập niên 80 và 90. Cho dù tầm bắn và trọng tải của hỏa tiễn KH-35 còn dưới ngưỡng của Hệ thống Định vị Toàn cầu, nhưng việc xuất khẩu tên lửa này vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Chuyên gia này nói : « Mặc

Ánh mắt có lửa

Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có cuộc hội đàm tại Hà Nội vào sáng nay (18/6). Nội dung cuộc hội đàm đã và đang được loan tải trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên, một bức ảnh của phóng viên hãng tin Reuters chụp Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khi bắt tay chuẩn bị hội đàm với Dương Khiết Trì, đã gây ấn tượng mạnh đối với người xem. Bởi chính ánh mắt của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đối với người đại diện cho đất nước xâm lược Việt Nam. Quả là ánh mắt có lửa. Một ánh mắt không dịu chút nào. Một ánh mắt chứa nhiều thông điệp. Một ánh mắt kể nhiều tâm trạng của hàng chục triệu người trong đó. Không chỉ những người đang sống mà còn cả những người đã ngã xuống vì chủ quyền Tổ quốc Việt Nam. Đã lâu rồi, Việt Nam chúng ta mới lại có một ứng xử xử ngoại giao tuyệt vời đến thế! Qua tấm ảnh cùng với cảm nhận của người xem, thì quả thật ánh mắt của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nói lên tất cả những gì mà người dân Việt Nam muốn

Báo Singapore: Nếu có chiến tranh Việt – Trung, Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất

Căng thẳng ngoài Biển Đông không ngừng gia tăng, các nước láng giềng trong khu vực đều ở trong trạng thái nguy hiểm. Nếu Trung – Việt phát sinh xung đột, tuyến đường thương mại tại Biển Đông theo đó cũng bị gián đoạn, kéo theo nền kinh tế khu vực ASEAN thậm chí là thế giới cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Theo phương tiện truyền thông Singapore, tuyến đường hàng hải trên Biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất trên thế giới và có nguy cơ trở thành một chiến trường trên thế giới. Cùng với vấn đề chủ quyền ngày càng kịch liệt ngoài Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tuyến đường hàng hải khu vực này chắc chắn cũng bị ảnh hưởng, đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích thuộc công ty tư vấn vận tải biển Drewry Shipping Consultants ở Singapore – Krishna cho biết, Trung Quốc – Việt Nam nếu phát sinh xung đột, nền kinh tế Trung Quốc tất nhiên sẽ phải gánh chịu tổn thất nặng nề nhất, do đó đây không phải là phương sá

Ông Putin đồng ý bán S-400 cho TQ

Tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận các điều khoản để bán hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Nga cho Trung Quốc, theo các hãng truyền thông của Nga đưa tin. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf. Theo kênh truyền hình thương mại RBK TV của Nga, Tổng thống Nga Putin đã chấp nhận bán từ hai đến bốn hệ thống phòng thủ tên lửa và trên không S-400 cho Trung Quốc. Nếu đây là sự thực, Trung Quốc sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua hệ thống phòng thủ hiện đại này. Hiện, Trung Quốc đang triển khai một số hệ thống phòng thủ S-300 từ thời Liên Xô. Mặc dù các cuộc đàm phán đang diễn ra, một vài người cho rằng, Nga không nên bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa đất đối không S-400 vì nhiều lý do. Đầu tiên, có nhiều báo cáo cho rằng Nga có kế hoạch khấu trừ tất cả doanh số bán hàng ra nước ngoài của S-400 cho đến khi đủ đáp ứng nhu cầu quân đội của Moscow, có thể sau thập kỷ này. Quan trọng hơn, có rất nhiều quan ngại dấy lên trong quân đội Nga cho rằng Trung Quốc

Giàn khoan làm biến đổi quan hệ Việt - Trung

"Sau sự kiện giàn khoan lần này, dù muốn hay không quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc tất yếu đã chuyển sang một giai đoạn mới khác hẳn 23 năm trước kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ", ông Chu Công Phùng bình luận. Ông Chu Công Phùng, nguyên Bí thư Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc (1987 - 1991), nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 trò chuyện cùng Tuần Việt Nam. Trong họa có phúc Thưa ông Chu Công Phùng, xin ông cho biết, trong cuộc đấu tranh chủ quyền biển đảo với Trung Quốc lần này, Việt Nam đã có được những bài học gì? Theo tôi, có một số điều đáng suy ngẫm sau đây. Thứ nhất : Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, dân tộc Việt Nam muôn người như một lại đoàn kết tạo thành một khối thống nhất. Hơn 90 triệu trái tim dân chúng Việt Nam và kiều bào ngoài nước đang hướng về Biển Đông. Thứ hai : Trong cuộc đấu tranh pháp lý với Trung Quốc, tuy Trung Quốc "to giọng", nhưng họ không giành được sự ủng hộ nào từ dư luận quốc tế, kể

Bắc Kinh đưa đảo có tranh chấp ở Biển Đông vào hệ thống quản lý đất đai

Chính quyền Bắc Kinh tiến xa thêm một bước trong việc đơn phương khẳng định chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp. Theo báo chí Trung Quốc, cơ quan đăng ký quyền sở hữu đất đai mà Bắc Kinh thành lập hồi đầu năm 2014, từ nay, sẽ phụ trách cả các vùng biển và đảo đang có tranh chấp tại Biển Đông. Đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt trụ sở thành phố Tam Sa. Ảnh chụp từ vệ tinh. Ảnh : hoangsa.org Theo báo « Economic Observer », có trụ sở tại Bắc Kinh, trích dẫn nguồn tin từ cơ quan đăng ký quyền sở hữu bất động sản, trực thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, tất cả các vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh coi là của Trung Quốc, sẽ được đưa vào hệ thống quản lý, đăng ký quyền sở hữu ; quyền sở hữu bất động sản của các doanh nghiệp, và của người dân Trung Quốc sống trên biển và các đảo được pháp luật bảo vệ. Đặc biệt là theo quy định mới về việc đăng ký quyền sở hữu đất đai của Trung Quốc, khái niệm « bất động sản » bao gồm « đấ

Hội đàm Dương Khiết Trì - Phạm Bình Minh không đạt tiến bộ nào

Trong cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã yêu cầu Việt Nam chấm dứt « thổi phồng » vụ giàn khoan, khẳng định Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, trụ sở chính phủ, Hà Nội, 18/06/2014. Reuters Theo hãng tin AFP, trước khi tiếp ông Dương Khiết Trì hôm nay 18/06/2014 tại Hà Nội, Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chào mừng chuyến viếng thăm của « đồng chí Trung Quốc » ở Việt Nam. Cũng theo AFP, bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố rằng : « Mong muốn của hai nước là giải quyết vấn đề ở Biển Đông ». Về phần ông Dương Khiết Trì, cũng nguyên là Ngoại trưởng Trung Quốc, thì tuyên bố ông đến đây để thảo luận « thẳng thắng » với « đồng chí » Phạm Bình Minh về vấn đề biển Hoa Nam ( Biển Đông ). Trong cuộc hội đàm với bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết

Ý nghĩa của việc giải quyết căng thẳng trên Biển Đông đối với kinh tế toàn cầu

Chuyên trang phân tích tài chính Qfinance vừa đăng tải bài viết “ What does pulling and shoving in a South China sea meant to a tellurian economy? ” của tác giả Anthony Harrington về sự liên quan giữa những căng thẳng trên biển Đông đối với nền kinh tế toàn cầu. Ban biên tập xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết này. Trong cuốn sách “ Asia’s Cauldron: The South China Sea and a finish of a fast Pacific ” (Chảo lửa châu Á: biển Đông và sự kết thúc một Thái Bình Dương ổn định) nhà phân tích chính trị của công ty tình báo tư nhân Stratfor, ông Robert Kaplan đưa ra quan điểm về lý do tại sao Trung Quốc và các nước láng giềng ở biển Đông lại cùng tuyên bố chủ quyền ở một vùng biển. Cuốn sách đã hình thành nên chủ đề của một cuộc nói chuyện gần đây của Kaplan tại Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại (FPRI). Điểm khởi đầu của Kaplan, như trong tất cả các phân tích của mình, là những hạn chế được áp đặt bởi vị trí địa lý vào sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo và các quốc gia. Nếu bạn bắt đầu b

Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền Hoàng Sa là của Trung Quốc

(Nguồn: VTC14) Việt Nam tiếp tục bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc về biển Đông.

Sau khi đá hóa đảo trái phép Trường Sa, Trung Quốc sẽ đòi 200 hải lý

(GDVN) - Có lẽ một động cơ nguy hiểm hơn nữa là sau khi tạo ra các đảo mới, Trung Quốc sẽ (đơn phương) tuyên bố họ có một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Hoạt động cải tạo đắp nền bất hợp pháp mới nhất Trung Quốc đang tiến hành ngoài đá Gạc Ma nhằm biến thành 1 đảo nhân tạo. The New York Times ngày 16/6 đưa tin, việc Trung Quốc tiến hành xây dựng (bất hợp pháp) trên một số bãi đá và rặng san hô ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là một trong những nỗ lực mới nhất mở rộng sự hiện diện của họ ở Biển Đông, sau khi tạo ra những đảo nhân tạo chúng sẽ mọc lên những công trình kiên cố làm nơi đồn trú và lắp đặt các thiết bị giám sát, bao gồm radar. Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo mà phía Trung Quốc đang triển khai là hồi còi báo động Việt Nam, Philippines và các bên yêu sách chủ quyền khác ở Trường Sa. Từ tháng 4 Philippines đã phản đối Trung Quốc cải tạo trái phép 2 bãi đá, tháng này Tổng thống Aquino tiếp tục chỉ trích các dấu hiệu di chuyển khác của Trung Quốc trên 2 bãi đá nữ

Video: Cường quốc... trơ trẽn cấp trung ương

Hôm 12/6, Bộ quốc phòng Trung Quốc đã cho phát hành một đoạn video mà nội dung được họ diễn giải là hai chiếc F-15 của Nhật Bản đã bay sát một chiếc Tu-154 của Trung Quốc ở khoảng cách chỉ có 30 mét, “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của chuyến bay”. Thông tin trong video khẳng định vụ việc xảy ra tại nơi mà vùng nhận dạng phòng không của hai nước chồng lấn nhau ở biển Hoa Đông. Theo Washington Post , Chánh văn phòng Nội Nhật Bản Yoshihide Suga nói hôm thứ Sáu 13/6 rằng máy bay Nhật đã tiếp cận một chiếc máy bay Su-27 của Trung Quốc và cho biết Tokyo đã phản đối việc hai chiến đấu cơ Su-27 của không quân Trung Quốc bay “sát một cách bất thường” hai máy bay của Nhật bên trên biển Hoa Đông đã tạo ra nguy hiểm cho máy bay của Nhật Bản khi bay gần chúng. Ông Suga cho biết, chiếc máy bay trong đoạn băng ghi hình mà Trung Quốc công bố không phải là máy bay của Nhật Bản. "Trung Quốc chỉ trích là không thích hợp", ông Suga nói thêm. Trong một bản tin, The Japan Times cho biế

Cựu Tư lệnh Nhật Bản: Việt Nam không dễ bị nước lớn chèn ép

Việt Nam đã trở thành một đất nước được ngưỡng mộ khi một bộ phận người Nhật đồng cảm, một số khác xem Việt Nam như một mô hình đối phó với Trung Quốc. Cựu Tư lệnh Không quân Nhật Bản Toshio Tamogami Japan Times ngày 14/6 phân tích, mặc dù quan hệ thương mại, du lịch Nhật - Việt đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng khi so với các nước ASEAN khác như Malaysia, Singapore hay Thái Lan thì Việt Nam không mấy nổi bật trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản. Nhưng đột nhiên Việt Nam đã trở thành một đất nước được ngưỡng mộ khi một bộ phận người Nhật đồng cảm, một số khác xem Việt Nam như một mô hình đối phó với Trung Quốc về mặt quân sự. Lý do rất đơn giản, cả Nhật Bản và Việt Nam đang phải đối mặt gay gắt với Trung Quốc trên Hoa Đông và Biển Đông. Tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đã cất quân xâm lược nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa, kết thúc việc thôn tính toàn bộ quần đảo này (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Các chính trị gia và các nhà phân tích quân sự Nhật Bản

Singapore: Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông “thay đổi quan trọng”

Theo hãng tin Channel News Asia, trong chuyến công du Trung Quốc hôm 13/6/2014, Ngoại trưởng Singapore khẳng định lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông đã có một "thay đổi quan trọng". Theo hãng tin Channel News Asia, trong chuyến công du Trung Quốc hôm 13/6/2014, Ngoại trưởng Singapore khẳng định lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông đã có một "thay đổi quan trọng", căn cứ vào nội dung thông cáo Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 10/6 mới đây, thừa nhận vấn đề Biển Đông với Việt Nam phải được giải quyết theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Ngoại trưởng và bộ trưởng Tư pháp Singapore K. Shanmugam có chuyến công du ba ngày tại Trung Quốc (từ ngày 12/06 đến 14/06) nhằm thúc đẩy các hợp tác về pháp lý, khoa học, công nghệ và đô thị. Vấn đề tại Biển Đông với một số nước Asean, đặc biệt là với Việt Nam, là một trong các chủ đề của cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Singapore với các lãnh đạo Trung Quốc. Theo Channel News Asia, phía Trung Quốc khẳng định địa điểm thăm dò

Việt-Trung đối thoại cấp cao trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại, ông Dương Khiết Trì, sẽ sang Việt Nam vào tuần tới trong khuôn khổ đối thoại thường niên về hợp tác song phương. Báo South China Morning Post, số ra ngày hôm nay, 15/06/2014, đã cho biết thông tin này. Đây sẽ là quan chức Trung Quốc cao cấp nhất tới Việt Nam, vào lúc quan hệ giữa hai nước đang căng thẳng do việc Trung Quốc, kể từ đầu tháng Năm vừa qua, đã đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Bình thường ra, những sự kiện này thường được thông tin trước. Tuy nhiên, lần này, Bộ Ngoại giao của cả hai nước đều chưa thấy có thông báo gì. Nguồn tin tại Việt Nam giải thích với South China Morning Post là thời điểm chuyến đi của ông Dương Khiết Trì không phù hợp với tình hình hiện nay; chính phủ Việt Nam và Trung Quốc buộc phải tổ chức đối thoại thường niên theo lịch trình đã định và tránh không gây ra những phản ứng từ phía công luận ở mỗi nước. Theo tiến sĩ T

Âm kế của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam

Cục diện Biển Đông đang có những biến chuyển khó lường khi Trung Quốc thay đổi chiến lược của mình, trước âm mưu như vậy, đối sách của Việt Nam ra sao?  Tàu Trung Quốc tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam khi ngăn cản giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam    Sự quân tử của Trung Quốc? Giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) là một bước đi mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc trong việc khẳng định đường lưỡi bò mưu đồ chiếm 80% Biển Đông. Thay vì những hành động ngăn cản tàu cá khai thác, lập "vùng cấm bơi", Trung Quốc đã bước đầu nhắm tới thứ tài nguyên mà họ khao khát nhất ở vùng biển này - dầu khí. Trong bối cảnh của thế kỷ 21, khi những vấn đề của quá khứ ngày càng lùi sâu, đã đến lúc chúng ta bình tĩnh nhìn vào quá khứ để nhận định chiến lược cho tương lai. Thế kỷ 21 mở ra với những cuộc chiến tranh của Mỹ vào Afghanistan, Iraq, Libya. Nhưng thực chất, sau mỗi cuộc chiến tranh ấy, cái duy nhất Mỹ lấy đi là chế độ cũ và lập ra một chế độ mớ

Hình thành "liên minh chiến lược" "tứ cường" chống Trung Quốc

Hiện nay, giới quan sát cho rằng, yếu tố Trung Quốc đã thúc đẩy hình thành một “liên minh chiến lược” tứ cường Nhật- Úc- Ấn- Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.     Các máy bay chiến đấu FA-18 Hornet trên tàu sân bay USS George  Washington Họp an ninh 2+2 Nhật Bản-Úc tại Tokyo ngày 12/6, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố ủng hộ Nhật Bản cải tổ Hiến pháp, cho phép Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ với các nước đồng minh. Úc nêu rõ, tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông phải được giải quyết bằng con đường đối thoại và các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Úc cho rằng, việc Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ sẽ có lợi cho cả hai nước và điều đó sẽ giúp Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc bảo đảm an ninh và hòa bình cho khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston nhấn mạnh, vấn đề biển Đông “cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế”. Úc ngày càng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ trong bối cảnh Trung Quốc hung hăng khẳng định chủ q

Tướng Brisset: "Trung Quốc sẽ chiếm Biển Đông nếu Việt Nam không lôi kéo được sự chú ý của thế giới"

Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va. Từ đầu tháng Năm đến nay, tình hình vẫn luôn căng thẳng tại khu vực này, khiến mọi người đều lo sợ khả năng xảy ra chiến tranh trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tướng không quân Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) chuyên về an ninh châu Á và Trung Quốc, đã vui lòng trả lời RFI Việt ngữ về vấn đề này.  RFI : Kính chào ông Jean-Vincent Brisset. Thưa ông, tình hình tại Biển Đông xung quanh giàn khoan do Trung Quốc đơn phương kéo đến đặt tại vùng biển gần Hoàng Sa vẫn đang căng thẳng. Không ngày nào không có những vụ tàu Trung Quốc gây hấn, tấn công vào các tàu Việt Nam bằng nhiều hình thức. Liệu sẽ xảy ra chiến tranh tại vùng biển

Ngư dân Việt chứng kiến Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma

Nhìn từ đảo Cô Lin sang Gạc Ma có thể thấy những bãi cát trắng xóa, các cần cẩu và tàu chiến Trung Quốc túc trực xung quanh đảo. Ngày 14/6, trao đổi với Đất Việt, ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, tháng 5 vừa qua ông có chuyến đi ra quần đảo Trường Sa cùng đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa, ông đã thấy công trường của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma. Theo đó, khi ông đứng trên đảo Cô Lin (cách đảo Gạc Ma 7-8 km) cầm ống nhòm nhìn sang đảo Gạc Ma thì thấy những bãi cát trắng xóa, có 3-4 xà lan đậu quanh, trên xà lan có các cần cẩu đang hoạt động. Ngoài ra có 2 tàu hộ vệ tên lửa gần đó, 1 tàu vận tải có lẽ để tiếp tế lương thực. 'Các chiến sĩ ở Cô Lin cũng cho biết, Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép, mở rộng diện tích bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cách đây 3-4 tháng. Việt Nam cũng đã có phản ứng đối với Trung Quốc', ông Bản nói. Các phương tiện của Trung Quốc tham gia xây dựng tại bãi Gạc Ma Trong khi đó,